Chủ động phòng chống dịch cúm gia cầm H5N1
- Cập nhật: Thứ tư, 20/2/2008 | 12:00:00 AM
YênBái - YBĐT - Nhằm khống chế, bảo đảm an toàn cho chăn nuôi, ngành nông nghiệp, các huyện, thị trong tỉnh Yên Bái thường xuyên phun thuốc khử trùng, tiêu độc tại các cơ sở chăn nuôi, chuồng trại, khu đông dân cư, nơi buôn bán, giết mổ gia cầm.
Cần chủ động tiêm vắc-xin phòng dịch cúm gia cầm. (Ảnh: C.T.V)
|
Trong những năm qua, Yên Bái đã có dịch cúm H5N1 ở gia cầm gây thiệt hại lớn về kinh tế. Sau những thiệt hại, các ngành đã có những chính sách hỗ trợ cho các hộ chăn nuôi khôi phục và phát triển đàn. Đến nay, đàn gia cầm tuy chưa bằng trước khi có dịch song cũng khá lớn với 2,7 triệu con, tập trung ở các huyện, thị vùng thấp. Nhằm khống chế, bảo đảm an toàn cho chăn nuôi, ngành nông nghiệp, các huyện, thị trong tỉnh Yên Bái thường xuyên phun thuốc khử trùng, tiêu độc tại các cơ sở chăn nuôi, chuồng trại, khu đông dân cư, nơi buôn bán, giết mổ gia cầm.
Sau một thời gian khá dài, chúng ta đã khống chế được dịch cúm gia cầm và đại dịch cúm H5N1 ở người, thì từ đầu năm 2008 đến nay dịch đã bùng phát trở lại. Đến nay đã có 4 tỉnh công bố có dịch cúm gia cầm là: Long An, Quảng Ninh, Quảng Bình và Thái Nguyên. Nguy hiểm hơn là đã có 4 trường hợp bệnh nhân bị mắc cúm A/H5N1 tử vong lại ở các tỉnh chưa phát hiện có dịch cúm gia cầm như: Ninh Bình, Hải Dương và Tuyên Quang. Theo khuyến cáo của các cơ quan chuyên môn thì trong điều kiện mùa đông như hiện nay dịch có thể bùng phát ở bất cứ địa phương nào.
Tại Yên Bái đến nay vẫn chưa phát hiện dịch cúm gia cầm H5N1, nhưng chúng ta không được chủ quan, lơ là. Trong những năm qua, Yên Bái đã có dịch cúm H5N1 ở gia cầm gây thiệt hại lớn về kinh tế. Sau những thiệt hại, các ngành đã có những chính sách hỗ trợ cho các hộ chăn nuôi khôi phục và phát triển đàn. Đến nay, đàn gia cầm tuy chưa bằng trước khi có dịch song cũng khá lớn với 2,7 triệu con, tập trung ở các huyện, thị vùng thấp. Nhằm khống chế, bảo đảm an toàn cho chăn nuôi, ngành nông nghiệp, các huyện, thị thường xuyên phun thuốc khử trùng, tiêu độc tại các cơ sở chăn nuôi, chuồng trại, khu đông dân cư, nơi buôn bán, giết mổ gia cầm.
Trong năm 2007 đã tiến hành tiêm 4,735 triệu liều vắc xin cúm gia cầm, đạt 79,2% kế hoạch. Đặc biệt, tỉnh cũng cấp kinh phí thành lập các chốt kiểm dịch cúm gia cầm và lợn tai xanh trên các tuyến giao thông trọng điểm, duy trì chế độ trực 24/24 giờ, kiểm dịch, phun thuốc tiêu độc khử trùng tất cả các phương tiện vận chuyển buôn bán gia súc, gia cầm; không cho nhập gia cầm, gia súc không rõ nguồn gốc vào địa bàn. Nhiều hộ chăn nuôi đã áp dụng công nghệ chăn nuôi gà an toàn mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nhờ những nỗ lực đó mà trong năm 2007, trên địa bàn tỉnh không để xảy ra ổ dịch cúm gia cầm nào.
Tuy nhiên vào thời điểm này nhất là trong điều kiện thời tiết rét đậm, rét hại kéo dài như hiện nay khó có thể nói dịch không trở lại, đặc biệt trên địa bàn tỉnh Yên Bái, nhất là trong dịp tết Nguyên đán và hiện nay người chăn nuôi, nhân dân rất chủ quan với dịch cúm gia cầm. Nhiều người còn cho rằng, gia cầm của nhà đã tiêm đủ vắc-xin rồi thì làm sao có dịch cúm gia cầm nữa, cứ ăn uống, thậm chí "sống chung" với gia cầm vô tư. Trên các chợ trung tâm thành phố, thị xã, thị trấn, tình trạng buôn bán gia cầm tràn lan, có tới trên 50% số gia cầm không qua kiểm soát của cơ quan thú y. Trong các bản làng, vẫn phổ biến tình trạng vịt chạy đồng, nhiều đàn gia cầm mới vẫn chưa được tiêm vắc-xin. Người dân vẫn giết mổ gia cầm không có phương tiện bảo vệ, lo ngại hơn là phần lớn số gia cầm buôn bán tại các chợ đều không rõ nguồn gốc. Sản phẩm gia cầm còn đáng lo ngại hơn. Trứng gia cầm được nhập lậu từ Trung Quốc về vẫn bày bán trên các sạp hàng ở chợ.
Khi được hỏi về dịch cúm gia cầm H5N1, nhiều người dân và ngay cả người chăn nuôi trả lời rất vô tư: “Yên Bái đã có dịch đâu mà sợ!”. Một sự chủ quan, thờ ơ đến giật mình! Vừa qua đã có 3 bệnh nhân nhiễm cúm A/H5N1 đã tử vong là người của ba tỉnh Tuyên Quang, Ninh Bình và Hải Dương, đều là những địa phương chưa phát hiện dịch cúm gia cầm. Do vậy, mỗi người dân không nên chủ quan và đừng nghĩ rằng tỉnh chưa có dịch cúm mà cứ bình chân thì đến lúc hối cũng không kịp!
Trước thực tế trên thiết nghĩ, tỉnh, ngành nông nghiệp Yên Bái cần tăng cường công tác tuyên truyền đến người dân, người chăn nuôi và các hộ buôn bán về dịch cúm H5N1 trên gia cầm và ở người; tăng cường kiểm soát, giết mổ gia cầm trên địa bàn, nhất là các chợ trung tâm, đầu mối; tiến hành phun thuốc khử trùng, tiêu độc khu vực công cộng, nơi chăn nuôi và tổ chức tiêm phòng vác xin đợt 1 cho gia cầm năm 2008, nhất là số gia cầm mới lập đàn; hạn chế nuôi vịt chạy đồng. Mỗi người dân khi phát hiện thấy có gia cầm chết bất thường phải tiến hành cách ly và báo các cơ quan chức năng, tuyệt đối không ăn thịt gia cầm ốm, chết; nếu có biểu hiện ho, sốt cao hãy đến ngay các cơ sở y tế để khám và điều trị!
Thanh Phúc
Các tin khác
Sáng nay 20/2 khai mạc Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 06-CT/TW ngày 30/11/1996 của Bộ Chính trị về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng chống và kiểm soát ma túy.
Đợt phẫu thuật lần này do tổ chức Racing The Planet là nhà tài trợ chính cùng với tổ chức Phẫu thuật nụ cười phối hợp tổ chức.
Ông Bùi Bá Bổng, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã khẳng định như vậy tại cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm chiều ngày 19-2, Hà Nội.
YBĐT - Đoàn Trường Trung cấp Y tế Yên Bái hiện có 17 chi đoàn với 732 đoàn viên, thanh niên. Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường và sự phối hợp của các phòng, khoa chuyên môn đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho Đoàn Trường hoạt động tốt và đạt hiệu quả.