Cần thắt chặt việc cấp phép khai thác, chế biến đá

  • Cập nhật: Thứ ba, 18/3/2008 | 12:00:00 AM

Theo số liệu từ Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, số người chết do sập lở, đổ đè trong xây dựng và khai thác vật liệu xây dựng chiếm tỷ lệ cao nhất trong các loại tai nạn (chiếm 25,43% tổng số người chết vì TNLĐ) và có chiều hướng gia tăng một cách đáng báo động

Không sử dụng bảo hộ lao động trong khi làm việc ở Công ty TNHH Hùng Đại Dương(Lục Yên - Yên Bái). Ảnh: Thành Trung.
Không sử dụng bảo hộ lao động trong khi làm việc ở Công ty TNHH Hùng Đại Dương(Lục Yên - Yên Bái). Ảnh: Thành Trung.

Tình hình tai nạn lao động trong những năm gần đây, đặc biệt trong năm 2007 đang có nhiều diễn biến phức tạp. Số vụ tai nạn lao động chết người hàng năm vẫn tăng với mức độ và tính chất tái diễn ngày càng nghiêm trọng, nhất là ở những địa phương, ngành có nhịp độ phát triển cao, kể cả ở những công trình xây dựng trọng điểm của Nhà nước trong lĩnh vực công nghiệp, giao thông vận tải và đặc biệt là trong khai thác chế biến vật liệu xây dựng.


Theo báo cáo và biên bản điều tra tai nạn lao động của các LĐLĐ, công đoàn ngành, năm 2007 cả nước xảy ra 586 vụ TNLĐ chết người, làm 718 người chết, trong đó có 113 vụ tai nạn giao thông (chiếm 19,28% số vụ) làm 115 người chết được coi là TNLĐ (chiếm hơn 16%). Số vụ TNLĐ chết người tăng 4,83% và số người chết vì TNLĐ tăng 15,24%.


Trong đó, số người chết do nguyên nhân sập lở, đổ đè trong xây dựng và khai thác vật liệu xây dựng chiếm tỷ lệ cao nhất trong các loại tai nạn (chiếm 25,43% tổng số người chết vì TNLĐ). Đáng báo động là tình trạng này đang có chiều hướng gia tăng trong một vài năm gần đây (năm 2004: 6,62%; năm 2005: 15,14%; năm 2006: 19,48%), vượt trên loại tai nạn chết người do ngã cao và điện giật thường xảy ra TNLĐ chết người nhiều nhất trong những năm trước.


Đánh giá nguyên nhân, các đại biểu cho rằng lĩnh vực khai thác, chế biến đá cung cấp cho các công trình xây dựng cầu đường, nhà ở phát triển ở nhiều địa phương trong cả nước với công nghệ khai thác đa phần là thủ công, do các cơ sở tư nhân tiến hành. Những vụ tai nạn sập lở trong khai thác đá tái diễn dồn dập do chưa được cảnh báo rộng rãi và có những biện pháp ngăn chặn kịp thời. Bên cạnh đó, do điều kiện làm việc nặng nhọc, nhiều bụi, ồn, nóng… ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ người lao động tại các mỏ khai thác đá do chưa được quan tâm cải thiện.


Để hạn chế tình hình trên trong thời gian tới, theo kiến nghị của các đại diện công đoàn ngành, LĐLĐ địa phương cần thắt chặt việc cấp phép, có chế tài bắt buộc đối với cả người lao động và người sử dụng lao động trong khai thác, chế biến đá. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương, nơi có các cơ sở đang hoạt động phải nhận thức rõ vai trò và tăng cường kiểm tra, giám sát, đưa ra phương hướng giải quyết dứt điểm, rõ ràng đối với các cơ sở vi phạm.

 

(Theo VOV)

Các tin khác

Hiện nay là thời điểm nhạy cảm đối với các thí sinh sẽ dự thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2008, bởi hầu hết các em đang phải đắn đo suy nghĩ trước quyết định quan trọng: Sẽ đăng ký nguyện vọng dự thi vào trường nào, ngành nào?

Cán bộ dân số xã Việt Hồng tuyên truyền chính sách DS-KHHGĐ.

YBĐT - Việt Hồng là xã vùng 3 của huyện Trấn Yên (Yên Bái) với 579 hộ, 2.190 khẩu, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số. Tuy đời sống kinh tế của người dân còn gặp nhiều khó khăn và số hộ nghèo theo tiêu chí mới của xã vẫn còn chiếm trên 50%, song công tác dân số vẫn luôn được cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm.

YBĐT - Trong năm 2007, tổng nguồn vốn huy động của Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện đạt 52 tỷ 463 triệu đồng, trong đó nguồn vốn huy động tại địa phương là 1tỷ 171 triệu đồng. Doanh số cho vay là 27 tỷ 831 triệu đồng đạt 100,14% kế hoạch năm, tăng 122,35% so với năm trước. Doanh số thu nợ là 10 tỷ 116 triệu đồng; tổng dư nợ đạt 53 tỷ 748 triệu đồng.

Rạng sáng ngày 17/3, một mỏ than thổ phỉ tại lò giếng cũ ở khu vực hồ Yên Trung (thị xã Uông Bí) bất ngờ bị sập, vùi lấp hai thanh niên. Công tác cứu hộ kéo dài đến cuối buổi chiều cùng ngày…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục