Chương trình 135 giai đoạn II ở Yên Bái:

Sớm đưa các địa phương thoát khỏi nghèo nàn, chậm phát triển

  • Cập nhật: Thứ tư, 9/4/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Thực hiện Chương trình 135 của Chính phủ, giai đoạn I tỉnh Yên Bái có 70 xã tham gia và đã có 16 xã hoàn thành các mục tiêu được rút ra khỏi chương trình. Hiện nay, có 59 xã tham gia Chương trình 135 giai đoạn II (2006 - 2010), thuộc 7 huyện với 526 thôn, bản.

Những ngôi nhà mới sau khi hạ sơn của người Mông bản Bu Cao, xã Suối Bu (Văn Chấn). (Ảnh: Sùng Đức Hồng)
Những ngôi nhà mới sau khi hạ sơn của người Mông bản Bu Cao, xã Suối Bu (Văn Chấn). (Ảnh: Sùng Đức Hồng)

Riêng đồng bào dân tộc thiểu số có 24.526 hộ với gần 160 ngàn nhân khẩu, chiếm 86,6% tổng số dân các xã đặc biệt khó khăn của tỉnh tham gia thực hiện Chương trình. Sau khi tiếp thu các văn bản hướng dẫn của Trung ương về thực hiện chương trình, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã kiện toàn ban chỉ đạo cấp tỉnh; các huyện cũng kiện toàn ban chỉ đạo có chủ tịch ủy ban nhân dân các xã đặc biệt khó khăn làm thành viên cùng với sự tham gia của các ban, ngành, đoàn thể. Song song với ban hành

Quy chế hoạt động, thì các hoạt động chỉ đạo, điều hành cũng được tăng cường. Ban chỉ đạo chương trình thường xuyên tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát định kỳ hoặc đột xuất, phát hiện những tồn tại, yếu kém từ cơ sở để có những kiến nghị và chấn chỉnh kịp thời sai sót trong quá trình triển khai thực hiện. Tỉnh cũng tiếp tục phân công các đồng chí tỉnh ủy viên, các đồng chí lãnh đạo các cơ quan, phụ trách giúp đỡ các xã đặc biệt khó khăn.

Ở cấp huyện đã chủ động phân công các đồng chí huyện uỷ viên và lãnh đạo các phòng ban cấp huyện phụ trách các xã, thôn bản. Do vậy, công tác lãnh đạo, chỉ đạo và nắm tình hình cơ sở đã có hiệu quả tốt. Uỷ ban nhân dân tỉnh đã phê duyệt khung lộ trình thực hiện Chương trình 135 giai đoạn II và quyết định ban hành tiêu chí phân loại xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) làm cơ sở thực hiện đầu tư.

Đồng thời, chỉ đạo các ban, ngành thành viên Ban chỉ đạo xây dựng kế hoạch tổng quan thực hiện chương trình; tổ chức tập huấn cơ chế quản lý cho thành viên ban chỉ đạo các cấp và kiến thức quản lý nhà nước cho cán bộ xã, trưởng thôn bản cùng bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, phát triển kinh tế hộ cho cộng đồng. Kế hoạch hằng năm đều được giao sớm để các chủ đầu tư có điều kiện thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư.

Qua 2 năm thực hiện, tỉnh Yên Bái được Chính phủ cấp 91,160 tỷ đồng cho 4 dự án thuộc Chương trình. Vốn của Chương trình được đầu tư đúng mục tiêu, đúng đối tượng, đúng địa chỉ, đúng chỉ đạo của Trung ương. Đối với Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, đã đầu tư cho 189 công trình, trong đó có 169 công trình mới và 20 công trình tiếp chi. Riêng giao thông và thuỷ lợi chiếm gần 80% tổng số vốn với 120 công trình, còn lại là đầu tư cho trường học, trạm y tế, đường điện 0,4KV, hỗ trợ xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng thôn bản, chợ và đền bù giải phóng mặt bằng...

Nhìn chung, các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng được xây dựng đúng với đồ án thiết kế, dự toán được phê duyệt và khi đưa vào sử dụng bước đầu đã phát huy tác dụng, tạo hiệu quả thiết thực đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Còn Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thực hiện giá trị trên 13 tỷ đồng hỗ trợ  định canh định cư, chăm sóc chè vùng cao, hỗ trợ mô hình sản xuất, mua trang thiết bị, máy móc sản xuất nông nghiệp và mua giống cây, con, phân bón... Chương trình cũng thực hiện tốt việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ và cộng đồng với kết quả mở trên 40 lớp bồi dưỡng về kỹ thuật nông- lâm nghiệp; y tá thôn bản; kỹ thuật xây dựng; kiến thức quản lý, điều hành, giám sát..

Ngoài ra, tỉnh còn chỉ đạo tăng cường cơ chế lồng ghép các chương trình, dự án, cân đối các nguồn lực đầu tư như: vốn xây dựng cơ bản tập trung, Dự án Giảm nghèo, vốn các bộ, ngành, Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường, Chương trình xoá phòng học tạm, thực hiện Quyết định 134…tạo điều kiện tốt nhất để các xã ĐBKK sớm đạt được các mục tiêu của chương trình đề ra. Tuy vậy, hầu hết các xã mới được đầu tư các công trình hạ tầng thiết yếu ở khu vực trung tâm xã, còn nhiều thôn bản chưa có vốn đầu tư, kết cấu hạ tầng chưa đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất và cải thiện đời sống nhân dân. Vì vậy, chưa có xã nào hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng và sản xuất phát triển (kể cả các xã đã cơ bản hoàn thành các mục tiêu chủ yếu của Chương trình giai đoạn I). Thêm nữa các xã ĐBKK phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp vẫn là thế mạnh nhưng mức độ phát triển còn chậm, chưa khai thác hết tiềm năng, phát huy thế mạnh về nguồn tài nguyên thiên nhiên để xoá đói, giảm nghèo. Và các thôn bản đặc biệt khó khăn của các xã khu vực II  chưa được đầu tư; một số chính sách hỗ trợ đời sống, dịch vụ thiết yếu cho người dân và các xã ĐBKK chưa được thực hiện.

Tính đến hết năm 2007, trong địa bàn thực hiện Chương trình 135 còn 57% số xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 50%. Bước sang năm 2008, vốn Chương trình 135 được cấp 53 tỷ đồng để xây dựng 82 công trình kết cấu hạ tầng và thực hiện các dự án thuộc Chương trình. Cũng theo Quyết định của Chính phủ, 148 thôn bản ĐBKK của xã khu vực II  được cấp vốn là 194 triệu đồng/thôn/năm. Chính sách hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện nâng cao đời sống nhân dân, nhất là hỗ trợ các cháu mẫu giáo là con hộ nghèo đi học đã triển khai thực hiện.

Đánh giá về mục tiêu và hiệu quả của Chương trình, ông Phương Trọng Liễu - Trưởng ban Dân tộc tỉnh Yên Bái cho rằng: “Sự đầu tư của Chương trình 135 là rất lớn, nhằm tạo sự chuyển biến rõ rệt về trình độ sản xuất, về cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc ở các xã và thôn bản đặc biệt khó khăn một cách bền vững; để đưa các địa phương này thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, chậm phát triển, thu hẹp dần khoảng cách phát triển giữa các vùng; tăng cường đoàn kết dân tộc, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, củng cố vững chắc thế và lực cho nền quốc phòng toàn dân”.

Nam Hà

Các tin khác

YBĐT - Cùng với sự phát triển đô thị, càng ngày việc chăm sóc sức khoẻ nhân dân càng trở thành yêu cầu cấp thiết nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống. Hằng năm, Thành uỷ, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân thành phố Yên Bái đều có những nội dung cụ thể, xác định mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện những vấn đề y tế cần tập trung ưu tiên giải quyết trong năm.

YBĐT - Bình bong! Bình bong! Tiếng chuông nhà thờ ngân dài báo hiệu một ngày mới trên xóm đạo Yên Hưng (huyện Văn Yên). Trẻ đến trường, nhà nông ra đồng, lên nương lao động sản xuất. Lúa xuân sau kỳ rét đậm, rét hại gặp nắng ấm và mưa rào đã xanh mượt, đang thời kỳ đẻ nhánh; trên những nương chè, sắn, keo tai tượng đang đâm búp, nảy chồi. Cảnh quê Yên Hưng trong ngày mới thật bình yên, xanh tươi và no ấm.

YBĐT - Năm 2007, huyện Văn Yên (Yên Bái) có 51.648 người tham gia bảo hiểm y tế, phân bổ đều ở 27 xã, thị trấn, phần lớn là đối tượng nghèo, đồng bào vùng cao.

YBĐT - Đến nay, Hội CTĐ huyện đã có 14 Hội CTĐ cơ sở tại các xã, thị trấn với 12.145 hội viên. Ngoài ra còn có sự tham gia 2.120 thanh niên và 17 đội thanh niên xung kích tại các xã trong huyện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục