Mắm tôm chính thức không phải là thủ phạm chính gây ra bệnh tiêu chảy

  • Cập nhật: Thứ hai, 14/4/2008 | 12:00:00 AM

Kết quả xét nghiệm 194 mẫu mắm tôm tại Thanh Hoá, Hà Nội, Nam Định, Hà Nam... tất cả đều âm tính với phẩy khuẩn tả V. Cholerae. Tuy vậy, 100% mẫu mắm tôm lại có vi khuẩn đường ruột vượt quá quy định, gồm: Coliorm; Cl.perfringens và Candida albicans.

Đến lúc này, ngành y tế đã
Đến lúc này, ngành y tế đã "minh oan" cho mắm tôm...

Đến lúc này, ngành y tế đã "minh oan" cho mắm tôm chính thức không phải là thủ phạm chính gây tả qua 3 vụ dịch từ cuối năm 2007 đến nay như lúc đầu lầm tưởng.

 Tuy nhiên, ngành y tế vẫn tiếp tục cảnh báo người dân, những người trực tiếp sản xuất, chế biến mắm tôm cần phải rà soát, chấn chỉnh lại quy trình sản xuất thiếu an toàn, và thói quen ăn sống sản phẩm mắm tôm, vì nó vẫn tiềm ẩn nguy cơ rất lớn gây ra bệnh tiêu chảy.

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Trịnh Quân Huấn: Dự báo tình hình dịch tả có nguy cơ lan rộng, vi khuẩn tả xuất hiện hầu hết tại các khu vực có dịch, môi trường nước bề mặt, thực phẩm, đặc biệt có tới 16,9% người số người lành mang vi khuẩn tả.

Đây chính là nguồn mầm bệnh reo rắc rất nhanh trong cộng đồng vi khuẩn tả theo "bước chân" người khoẻ, cùng với nguồn nước bề mặt... Từ chỗ khu trú tại miền Bắc, khuẩn tả đã có mặt tại Quảng Bình (ngày 2/4) và thành phố Hồ Chí Minh (6/4).

Đến nay, cả nước đã có 1335 người bị tiêu chảy cấp nguy hiểm, trong đó 136 ca dương tính với phẩy khuẩn tả tại 18 tỉnh, thành phố.

Đến nay, ngành y tế đã xử lý 192 ổ dịch tại 62 quận, huyện thuộc 18 tỉnh, thành phố; 4.000 hộ đã được phun diệt trùng với hàng chục tấn cloramin B; 30.000 người nằm trong vùng có nguy cơ cao, và liên quan trực tiếp hoặc ăn chung thức ăn với bệnh nhân tiêu chảy cấp nguy hiểm đã được uống thuốc dự phòng CiproFloxacin và Azithomycine.

Bộ Y tế cùng các địa phương tiếp tục quyết liệt thực hiện Công điện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, tăng cường truyên truyền và chuẩn bị sẵn sàng phương tiện thuốc men, vật tư hoá chất để chống dịch gồm 60 tấn cloramin B bột và 5.000.00 viên cloramin, Oresol 550.000 gói, 7.000 chai dung dịch rửa tay sát khuẩn.

Ngành y tế các địa phương tăng cường kiểm tra, kiểm soát ngăn chặn cho không dịch lây lan, và giảm thấp nhất số người mắc và địa phương bị ảnh hưởng của dịch.

(Theo TTXVN)

Các tin khác

Nhóm trẻ từ 3 - 36 tháng tuổi được quy định tối đa từ 15-25 trẻ/lớp. Lớp mẫu giáo quy định cho trẻ từ 3 - 6 tuổi tối đa là 25-35 trẻ/lớp. Bộ GD-ĐT vừa ban hành Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT về Điều lệ trường mầm non.

Học sinh Trường PTDT nội trú huyện Lục Yên(Yên Bái) Ảnh: Thành Trung.

Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Ðào tạo, đến nay, phổ cập giáo dục trung học cơ sở (THCS) thực hiện được hơn bảy năm. Ðến tháng 12-2007, có 38/64 tỉnh, thành phố được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS và trong 64 tỉnh, thành phố có 574/673 đơn vị cấp huyện, có 10 nghìn 230/10 nghìn 919 đơn vị cấp xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS.

YBĐT - Đến hết học kỳ I năm học 2007- 2008, huyện Trấn Yên (Yên Bái) đã có 72 học sinh THCS và 135 học sinh THPT bỏ học. Nguyên nhân chủ yếu là học sinh học lực quá yếu, không theo được chương trình và một phần là do hoàn cảnh gia đình khó khăn.

Cô và trò Trường tiểu học Nguyễn Thái Học (TP Yên Bái) trong giờ học. (Ảnh: Minh Thúy)

YBĐT - Bước vào năm học 2007- 2008, thực hiện việc giải quyết chế độ cho những giáo viên có đủ tiêu chuẩn nghỉ theo Quyết định 132 của Chính phủ, ngành giáo dục đào - tạo thành phố Yên Bái có trên 100 giáo viên được nghỉ theo Quyết định này. Chỉ còn hai tháng nữa là kết thúc năm học 2007-2008 song thành phố vẫn chưa bố trí lại đội ngũ giáo viên chính đã gây không ít khó khăn cho các trường học trong công tác giảng dạy. Tình trạng thừa, thiếu giáo viên diễn ra khá phổ biến ở nhiều bộ môn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục