Yên Bái: Sau 3 năm thực hiện chiến lược cải cách tư pháp

  • Cập nhật: Thứ tư, 23/4/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Thời gian qua, ngành tư pháp Yên Bái đã chỉ đạo phòng tư pháp các huyện, thị, thành phố tập trung vào 5 nội dung chính như: tổ chức nghiên cứu học tập và quán triệt theo tinh thần của Nghị quyết; công tác xây dựng và kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật; công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, thi hành án dân sự và công tác bổ trợ tư pháp.

Thực hiện Nghị quyết số 49- NQ/ TW của Bộ Chính trị; Kế hoạch số 08 của Tỉnh ủy  về chiến lược cải cách Tư pháp đến năm 2010, trong những năm qua, ngành tư pháp Yên Bái đã không ngừng kiện toàn bộ máy tổ chức, chú trọng công tác đào tạo, nâng cao chất lượng cán bộ chức danh tư pháp như: chấp hành viên, công chứng viên, luật sư… đội ngũ cán bộ cấp cơ sở được tăng cường cả về số lượng và chất lượng, có phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị, năng lực chuyên môn, đáp ứng được yêu cầu của công tác cải cách tư pháp trong giai đoạn hiện nay.

Xác định chiến lược cải cách tư pháp là vấn đề cấp bách, ngành tư pháp Yên Bái đã chỉ đạo phòng tư pháp các huyện, thị, thành phố tập trung vào 5 nội dung chính như: tổ chức nghiên cứu học tập và quán triệt theo tinh thần của Nghị quyết; công tác xây dựng và kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật; công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, thi hành án dân sự và công tác bổ trợ tư pháp. Hàng năm, ngành tổ chức hội nghị quán triệt nghị quyết tới 100% cán bộ, công chức để mọi người nghiên cứu, học tập, từ đó vai trò của cải cách tư pháp được nâng lên.

Công tác xây dựng và kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, với mục tiêu xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật của địa phương bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, minh bạch, công khai, khả thi, đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước bằng pháp luật, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân. Từ năm 2006 đến nay, Sở Tư pháp đã trực tiếp soạn thảo 5 văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực tư pháp, gồm: 3 quyết định, 2 chỉ thị trình UBND tỉnh ban hành; thẩm định 140 dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, gồm: 42 nghị quyết, 6 chỉ thị, 92 quyết định.

Qua đánh giá chất lượng thẩm định văn bản bảo đảm quy phạm pháp luật. Công tác kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật, ngành đã tiến hành kiểm tra các văn bản do HĐND và UBND cấp huyện, thị, thành phố ban hành từ năm 2006 tới nay với tổng số 14.266 văn bản, gồm: 110 Nghị quyết, 110 chỉ thị, 10.297 quyết định và 3.764 văn bản khác.

Qua kiểm tra, ngành đã kiến nghị HĐND, UBND cấp huyện tự xử lý văn bản quy phạm pháp luật ban hành trái pháp luật. Trong đó, UBND thành phố Yên Bái 1 quyết định, UBND huyện Văn Chấn 1 quyết định, UBND huyện Lục Yên 1 quyết định, HĐND huyện Mù Cang Chải 1 nghị quyết.

Ngoài ra, còn phát hiện nhiều văn bản khác ban hành có sai sót về hình thức, đã được tổ chức rút kinh nghiệm, hạn chế thấp nhất tình trạng sai sót khi ban hành các văn bản quy phạm pháp luật.Một trong những vấn đề quan trọng trong lộ trình cải cách tư pháp, là công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, hoà giải ở cơ sở, tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý…đối tượng được đặc biệt quan tâm, đó là: gia đình chính sách, hộ nghèo.

Nội dung tuyên truyền được tổ chức rất đa dạng phong phú như: phổ biến tuyên truyền định kỳ trên các phương tiện thông tin đại chúng, tuyên truyền trực tiếp qua các hội nghị, cuộc họp, sinh hoạt khối phố, thôn bản, biện soạn đề cương, tài liệu tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, bản tin Tư pháp, tủ sách pháp luật, hoạt động của các CLB pháp luật.

Nội dung tuyên truyền tập trung vào các vấn đề như: thi tìm hiểu Luật Đất đai; Luật Chăm sóc bảo vệ trẻ em; Luật Cư trú; tìm hiểu pháp luật về thuế. Ngoài ra, còn tổ chức các cuộc thi: phụ nữ với kiến thức pháp luật, về an toàn giao thông, phòng chống HIV/AIDS. Để phát huy vai trò của cơ quan tư pháp trong việc tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật ở cấp xã, phường, ngành chỉ đạo xây dựng mô hình CLB điểm tại xã Phú Thịnh, huyện Yên Bình và phường Đồng Tâm của thành phố Yên Bái.

Qua hơn 2 năm triển khai, đã thực sự phát huy hiệu quả hoạt động, các tuyên tuyền viên pháp luật, hoà giải viên ở đây đã thực sự là lực lượng nòng cốt trong việc tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho nhân dân, góp phần quan trọng trong việc giữ gìn ANTT ở cơ sở. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động hoà giải, ngành Tư pháp còn chủ động phối hợp với các cơ quan như: MTTQ, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên, góp phần nâng cao hoạt động hoà giải ở cơ sở và tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật. Toàn tỉnh hiện có 2.363 tổ hoà giải với gần 9.000 tổ viên. Hàng năm, các tổ hoà giải đã hoà giải thành hàng ngàn vụ việc ở cơ sở, trong đó tỷ lệ hoà giải thành đạt trên 82%.

Công tác hành chính tư pháp và bổ trợ tư pháp, điểm đáng chú ý nhất trong thời gian vừa qua đó là việc triển khai Luật Công chứng có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 7 năm 2007. Việc phân cấp giao cho UBND cấp xã có thẩm quyền chứng  thực bản sao, chứng thực chữ ký đã tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, công dân. Đây cũng là những vấn đề trong việc cải cách thủ tục hành chính như: rút ngắn thời gian giải quyết, công khai hoá, đơn giản hoá các thủ tục giấy tờ trong đăng ký hộ tịch.

Để đáp ứng theo yêu cầu của cải cách tư pháp hiện nay, các cơ quan tư pháp và cơ quan bổ trợ tư pháp đã được đầu tư kinh phí xây dựng, cải tạo nâng cấp trụ sở làm việc, kinh phí mua sắm các thiết bị văn phòng, phục vụ cho hoạt động chuyên môn đã từng bước dần đáp ứng nhu cầu công việc hiện nay.

Trước những yêu cầu của chiến lược cải cách tư pháp đặt ra hiện nay, ngành tư pháp Yên Bái hiện gặp phải không ít khó khăn, như: hiệu quả công tác phổ biến giáo dục pháp luật chưa cao, hoạt động trợ giúp pháp lý còn mang tính đơn thuần; kinh phí đầu tư cho công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật còn hạn chế; tổ chức thi hành án còn đạt thấp; tổ chức hoạt động hành nghề luật sư còn gặp nhiều khó khăn trước yêu cầu hội nhập; cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc cho các cơ quan tư pháp còn thiếu…

Những khó khăn tồn tại này, thời gian tới ngành tư pháp Yên Bái từng bước khắc phục, tiếp tục nghiên cứu học tập, kết hợp với việc đánh giá, kiểm điểm nhằm rút ra kinh nghiệm bổ trợ cho việc tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết 49- NQ/ TW ngày một tốt hơn.

Thạch Phong

Các tin khác
Giải ngân cho vay xuất khẩu lao động ở huyện vùng cao Mù Cang Chải.

YBĐT - Năm 2003, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Yên Bái được thành lập và đi vào hoạt động. Khi thành lập, Ngân hàng mới thực hiện 2 chương trình cho vay là cho vay hộ nghèo thiếu vốn sản xuất, cho vay vốn giải quyết việc làm với dư nợ 174 tỷ đồng và sau 5 năm hoạt động đã cho vay 7 chương trình với tổng dư nợ trên 450 tỷ đồng; dư nợ bình quân mỗi năm tăng trên 22%.

Làm thủ tục vào phòng thi

Ngày 22/4, Bộ GD-ĐT đã tổ chức hội nghị tập huấn về công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2008 và công bố nhiều thông tin mới về kỳ thi tốt nghiệp năm nay.

Bà Đào Thị Mai Hoa - Giám đốc Trung tâm COHED hướng dẫn học viên kỹ năng truyền thông qua hình thức nghệ thuật.

YBĐT - Vừa qua, Trung tâm Hỗ trợ phát triển bền vững cộng đồng các dân tộc miền núi (SUDECOM) phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu sức khỏe cộng đồng và Phát triển Hà Nội (COHED) tổ chức lớp tập huấn kỹ năng truyền thông và chuyển đổi hành vi qua hình thức nghệ thuật cho 20 tập huấn viên và tuyên truyền viên chủ chốt của ban điều hành dự án các cấp.

YBĐT - Quý I/2008, Bưu điện Trấn Yên (Yên Bái) đã phát hành được 76.614 tờ báo Trung ương và địa phương. Trong đó, báo Trung ương là 40.884 tờ và Báo Yên Bái là 44.031 tờ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục