Xã Nghĩa Lợi: Chủ động phòng chống lụt bão

  • Cập nhật: Thứ sáu, 16/5/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Xã Nghĩa Lợi, thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái) nằm ở trung tâm Mường Lò, có vị trí địa lý hết sức quan trọng, tuy nhiên hệ thống giao thông chưa được nâng cấp, lại có hai con suối Thia và suối Nung chảy qua, khi có mưa lũ dễ bị chia cắt, rất khó khăn trong việc cứu hộ, cứu nạn cho nhân dân.

Kè chống lũ Ngòi Thia, xã Nghĩa Lợi (TX Nghĩa Lộ).
Kè chống lũ Ngòi Thia, xã Nghĩa Lợi (TX Nghĩa Lộ).

Qua khảo sát và nắm tình hình địa bàn, xã xác định được sự khó khăn nguy hiểm của hai con suối khi có lũ lụt, nhất là nhân dân 6 thôn, bản đều sinh sống dọc hai bờ suối. Trước thực trạng đó, ngay từ đầu mùa mưa bão năm nay, Đảng uỷ, chính quyền xã đã chủ động xây dựng kế hoạch phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn, huy động các ban, ngành vào cuộc, trong đó lấy lực lượng dân quân xã làm nòng cốt.

Xã đã thành lập ban chỉ huy phòng chống lụt bão mà trực tiếp là đồng chí bí thư và chủ tịch UBND xã tham gia ban chỉ đạo; tổ chức tuyên truyền vận động cho 100% các hộ gia đình,  xác định rõ việc phòng lũ bão là chính; thường xuyên kiểm tra các địa bàn trọng điểm, nơi có nhiều nguy cơ bị mưa lũ đe dọa, đặc biệt đối với những hộ dân ở hai bên bờ suối, có nhà cửa và các công trình bị xuống cấp có thể bị sập khi lũ tràn về. Bên cạnh đó, Ban chỉ đạo có các biện pháp kiên quyết di dời nhân dân ra khỏi vùng có nguy cơ bị sạt lở.

Thực tế thời gian qua cho thấy, khi xảy ra mưa lũ, Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão đã thường xuyên theo dõi nắm chắc tình hình, duy trì bảo đảm quân số trực 24/24 giờ và cử cán bộ xuống trực tiếp chỉ huy chỉ đạo lực lượng tại chỗ, ứng cứu kịp thời và chủ động báo cáo với cấp trên để có biện pháp khắc phục ngay.

Các lực lượng liên tục thông báo tình hình và động viên đồng bào bình tĩnh, chủ động, với phương châm cứu người trước, cứu tài sản sau, lấy bảo đảm an toàn là chính; bảo đảm lực lượng và phương tiện tại chỗ mà nòng cốt là lực lượng dân quân, lực lượng đoàn viên thanh niên và nhân dân tại các thôn bản xảy ra lụt bão đã phát huy hết khả năng. Ban chỉ đạo đã chú trọng tập trung việc cứu hộ, cứu nạn vào ban đêm bằng cách chỉ đạo các gia đình và lực lượng cứu hộ, cứu nạn chuẩn bị ánh sáng mà chủ yếu là đèn pin công suất lớn, đến áo phao cứu hộ, quần áo mưa, găng tay…

Trong công tác phòng chống lụt bão, các lực lượng không những làm tốt tại địa bàn của xã mà còn sẵn sàng điều động giúp đỡ đơn vị bạn. Do có sự chủ động phòng ngừa nên cơn bão số 5 năm 2007 trên địa bàn đã không để thiệt hại về người và tài sản của nhân dân.

Đơn vị cơ động ứng cứu của xã đã phối hợp với lực lượng phòng chống lụt bão xã bạn đưa được 21 người già và trẻ em ở Nghĩa Phúc giáp địa bàn xã sang tránh lũ an toàn. Trong công tác phòng chống cháy rừng, việc tiếp cận đám cháy là khó khăn, nhưng chỉ sau gần 2 giờ xã đã điều động đủ quân số, chi viện lực lượng đến chữa cháy rừng tại huyện Trạm Tấu và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Công tác khắc khục hậu quả sau bão lụt được Đảng uỷ, chính quyền xã chỉ đạo chu đáo, khẩn trương tiếp nhận các quỹ từ thiện, nguồn cứu trợ của Nhà nước. Như cơn bão số 7 năm 2005 và số 5 năm 2007, xã Nghĩa Lợi có 7 hộ dân bị trôi mất nhà, 28 ha ruộng bị vùi lấp, hơn 50 ha ao, ruộng thả cá bị nước cuốn trôi; xã đã huy động trên 1 ngàn ngày công giúp nhân dân tu sửa đường, cầu cống, dọn bùn đất, xử lý nguồn nước ăn và môi trường; giúp đỡ, động viên làm nhà mới cho 7 hộ gia đình có nơi ăn chốn ở, yên tâm lao động sản xuất.

Khi có bão lũ, công tác bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn được chính quyền và ngành chức năng của xã quan tâm có phương án kịp thời. Đó là, sự phối hợp hiệp đồng của các lực lượng trong công tác quản lý tạm trú tạm vắng, phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, xây dựng bản làng văn hoá được đẩy mạnh. Lực lượng công an đã tăng cường tuần tra kiểm soát, phát hiện ngăn chặn kịp thời các vụ việc, không để kẻ xấu lợi dụng cơ hội, thủ đoạn phá hoại, trộm cắp tài sản của nhân dân.

Trước mùa mưa bão năm nay, Đảng bộ, chính quyền và các lực lượng của xã Nghĩa Lợi tiếp tục chủ động, linh hoạt trong các tình huống lũ bão có thể xảy ra, có kế hoạch đúng, sát với tình hình thực tế địa bàn; huy động tốt lực lượng và phương tiện tại chỗ, có phương án khắc phục kịp thời, nâng cao nhận thức và phát huy được vai trò trách nhiệm của các tổ chức và của các cán bộ từ xã đến thôn bản, góp phần thúc đẩy công tác phòng chống lụt bão một cách tích cực trên phạm vi toàn xã.

Văn Chấn: Xây dựng cầu treo Nà Lốc chống lũ

Vừa qua, huyện Văn Chấn đã khởi công xây dựng cầu Nà Lốc tại bản Nà Lốc, xã Thạch Lương, có tổng vốn đầu tư hơn 700 triệu đồng từ chương trình phòng chống lũ khẩn cấp. Cầu dài 77m, mặt cầu rộng 2,5m, cao hơn 5m so với mặt suối. Cầu hoàn thành sẽ giúp cho người dân 2 xã Thạch Lương, Phúc Sơn và nhân dân trong huyện đi lại thuận tiện trong mùa mưa lũ. Được khởi công xây dựng từ cuối tháng 5 năm 2007, dự tính cây cầu sẽ hoàn thành trước mùa mưa lũ năm nay.

Huy Văn

Các tin khác

YBĐT - Ủy ban MTTQ tỉnh Yên Bái vận động ủng hộ Quỹ phòng chống bão lũ gần 3 tỉ đồng / Hội Chữ thập đỏ Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành, thành phố Yên Bái đã tổ chức lễ trao tặng 3.010.000đồng cho em Trịnh Nguyên Hồng

Chỉ còn hơn 10 ngày nữa, thí sinh cả nước bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT và bổ túc THPT. Báo chí đã có cuộc trao đổi với PGS-TS Trần Văn Nghĩa, Phó cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng Bộ GD-ĐT.

Trung bình mỗi năm, Việt Nam giảm tới 50 nghìn ha đất trồng lúa

Trong một đề án gửi Chính phủ nhằm đánh giá thực trạng, những thách thức và kiến nghị chủ trương, giải pháp lớn nhằm ổn định tình hình an ninh lương thực ở nước ta, Bộ NN&PTNT kiến nghị phải giữ được ít nhất 3,9 triệu ha đất trồng lúa trong bối cảnh tốc độ lấy đất nông nghiệp làm đất đô thị, khu công nghiệp tại nhiều tỉnh trọng điểm về trồng lúa đang diễn ra mạnh mẽ.

Chiều tối 15-5, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới (ATNÐ) ở vào khoảng 13 độ vĩ Bắc; 117,2 độ kinh Đông, trên vùng biển phía Đông Bắc quần đảo Trường Sa. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm ATNĐ mạnh cấp 7 (từ 39 đến 61km/giờ), giật cấp 8. Do ảnh hưởng của ATNĐ, vùng biển phía Đông khu vực giữa biển Đông (bao gồm cả phía Đông Bắc quần đảo Trường Sa) có gió xoáy mạnh cấp 6 - 7, giật trên cấp 7.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục