Văn Chấn: Những giải pháp tích cực cho xuất khẩu lao động

  • Cập nhật: Thứ năm, 29/5/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Văn Chấn là huyện miền núi phía tây của tỉnh Yên Bái, với trên 143.000 nhân khẩu; tổng số lao động trong độ tuổi trên 80.000 người, tỷ lệ hộ nghèo còn 30%. Vài năm trở lại đây, thực hiện chủ trương xuất khẩu lao động của tỉnh, Văn Chấn đã coi đây là một trong những giải pháp tạo công ăn việc làm, xoá đói, giảm nghèo cho người lao động.

Đào tạo hướng nghiệp cho lao động. Ảnh: Khánh Linh.
Đào tạo hướng nghiệp cho lao động. Ảnh: Khánh Linh.

Trong quá trình triển khai và thực hiện, đã gặp nhiều khó khăn do thị trường lao động có nhiều biến động, một số lao động đang làm việc tại Ma-lai-xi-a việc làm không ổn định, thu nhập thấp, thông tin về nước đã làm ảnh hưởng tới người đang làm thủ tục chuẩn bị đi xuất khẩu (năm 2007 có 26 lao động bỏ về nước) đã ảnh hưởng không nhỏ tới công tác xuất khẩu lao động ở địa phương.

Bên cạnh đó, địa bàn huyện rộng với 31 xã, thị trấn; kinh tế chưa phát triển, giao thông đi lại khó khăn, trình độ dân trí không đồng đều dẫn đến lao động khi làm hợp đồng và kê khai hồ sơ làm hộ chiếu, hồ sơ vay vốn… thường phải làm đi lại nhiều lần, ảnh hưởng đến việc triển khai công tác xuất khẩu lao động trên địa bàn huyện. Khắc phục kịp thời những khó khăn đó, huyện Văn Chấn đã tập trung kiện toàn Ban chỉ đạo xuất khẩu lao động từ huyện đến các xã, thị trấn; kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai công tác xuất khẩu lao động.

Mặt khác, các ngành, đoàn thể thành viên cùng vào cuộc làm tốt công tác tuyên truyền vận động, tư vấn cho người lao động về lợi ích của xuất khẩu lao động. Ngân hàng Chính sách - Xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT huyện quan tâm tạo điều kiện cho các công ty làm thủ tục cho lao động được vay vốn. Các công ty tuyển dụng người lao động đi làm việc tại nước ngoài đã chủ động tạo điều kiện tổ chức học tập, giáo dục định hướng, khám sức khoẻ tại địa phương để thuận tiện cho lao động.

Hiện nay, trên địa bàn huyện có 3 công ty được phép khai thác lao động đi xuất khẩu là: IEMS, Việt Nhật, NATUCÔ, các công ty này sử dụng cán bộ tư vấn giới thiệu xuất khẩu trực tiếp là người địa phương để thường xuyên bám sát cơ sở, gặp gỡ lao động, tạo điều kiện thuận lợi cho lao động khi có nhu  cầu nên tạo được niềm tin trong nhân dân. Bên cạnh đó, các công ty còn triển khai nhanh các thủ tục để người lao động sớm được xuất cảnh. Kết quả, năm 2007, huyện Văn Chấn đã có 190 lao động tham gia làm việc tại Ma-lai-xi-a và Hàn Quốc.

Ông Nguyễn Ngọc Minh - Phó phòng Nội vụ - Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Văn Chấn cho biết: “Ban chỉ đạo của huyện đã có nhiều biện pháp tích cực: ưu tiên phân vùng và tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty hoạt động có hiệu quả trong công tác tuyển chọn lao động ở các địa phương; chỉ đạo các ngành, đoàn thể chức năng, các địa phương đẩy mạnh công tác vận động tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về lợi ích từ chương trình xuất khẩu lao động, giao chỉ tiêu cụ thể cho từng xã, thị trấn đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi về làm hộ chiếu, khám sức khoẻ, vay vốn và một số chính sách đối với người lao động tham gia xuất khẩu lao động”.

Qua tìm hiểu ở một số gia đình có người thân đang lao động ở nước ngoài tại xã Tú Lệ, được biết, hầu hết người lao động đều yên tâm làm việc, các chế độ được thực hiện theo đúng hợp đồng đã cam kết, thu nhập ổn định cao hơn gấp nhiều lần so với lao động ở địa phương. Như gia đình anh Lò Văn Hương ở bản Búng Sẩm, chị Chu Thị Liên ở bản Nà Nóng... Năm qua, các xã có số lượng người tham gia xuất khẩu nhiều là: Tú Lệ, Thượng Bằng La, Đồng Khê, Gia Hội… Đặc biệt các xã: Nậm Mười, Suối Giàng, Suối Bu, Nậm Lành đã có các lao động là người Mông, người Dao đã xuất khẩu lao động. 

Năm 2008, huyện Văn Chấn được giao chỉ tiêu xuất khẩu 350 lao động. Với những biện pháp và việc làm tích cực, cùng với sự năng động của cán bộ làm công tác xuất khẩu lao động, hy vọng chương trình xuất khẩu lao động năm 2008 và những năm tiếp theo của Văn Chấn sẽ đạt kết quả cao, góp phần làm giảm tỷ lệ hộ nghèo của huyện năm 2008 xuống 26% và mỗi năm 4%. 

Hồng Duyên

Các tin khác
Hội Phụ nữ xã đã triển khai tốt việc hỗ trợ chị em phát triển kinh tế gia đình, làm giàu chính đáng. Ảnh: Thành Trung.

YBĐT - Những năm trở lại đây, Hội Phụ nữ xã Vĩnh Kiên, huyện Yên Bình (Yên Bái) được đánh giá là điểm sáng trong công tác xây dựng Hội và triển khai có hiệu quả nhiều phong trào lớn. Đến nay, Hội đã thu hút được 835 chị em tham gia sinh hoạt, chiếm 78% phụ nữ trong độ tuổi toàn xã. Nhiều phong trào lớn được triển khai sâu rộng ở 16/16 phân, chi hội, nổi bật hơn cả là phong trào phụ nữ phát triển kinh tế gia đình, làm giầu chính đáng.

Nhà văn hóa đã phát huy được hiệu quả tốt trong việc nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân của địa phương.  Ảnh: Tuấn Anh.

YBĐT - Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia của Bộ Văn hóa - thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) về việc “Xây dựng một số làng, bản, buôn văn hóa ở vùng có hoàn cảnh đặc biệt” giai đoạn 2003 – 2005, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chọn hai thôn ở Yên Bái đó là thôn Đồng Hẻo thuộc xã Cát Thịnh (huyện Văn Chấn) và thôn Gò Xoan xã Châu Quế Thượng (huyện Văn Yên) để đầu tư xây dựng. Đây là 2 thôn có 100% người Mông sinh sống. Đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ đói nghèo còn ở mức cao, trình độ dân trí thấp.

Lực lượng cảnh sát giao thông bảo đảm cho giao thông được thông suốt trong kỳ thi tốt nghiệp.

YBĐT - Để kỳ thi tốt nghiệp THPT năm học 2007 – 2008 diễn ra an toàn, nghiêm túc, ngoài việc đảm bảo đúng quy chế trong công tác coi thi và làm bài thi, tỉnh Yên Bái đã đặc biệt chú trọng đến việc giữ gìn an ninh trật tự và đảm bảo an toàn giao thông tại các điểm thi.

Kết thúc ngày thi tốt nghiệp đầu tiên, tối 28/5, Bộ trưởng Bộ GD- ĐT đã có công điện khẩn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW để lưu ý về những bất cập phải khắc phục trong 2 ngày thi tiếp theo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục