Hội Phụ nữ xã Đại Lịch: Tích cực giúp nhau phát triển kinh tế

  • Cập nhật: Thứ ba, 17/6/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Hội Phụ nữ xã Đại Lịch, huyện Văn Chấn (Yên Bái) hiện có trên 1130 hội viên sinh hoạt ở 15 chi hội. Những năm qua, các hoạt động của Hội luôn tập trung bám sát vào 6 nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức Hội và các chương trình phát triển kinh tế của địa phương.

Trước yêu cầu, nhiệm vụ đó, Hội Phụ nữ xã Đại Lịch đã chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể từng tháng, từng quý, chú trọng quan tâm đến phát triển đời sống kinh tế của hội viên; giao nhiệm vụ đến từng chi hội để có kế hoạch giúp đỡ và tạo điều kiện cho các hội viên phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo. Hội Phụ nữ xã còn nhận ủy thác với Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện, tạo điều kiện cho 82 hộ vay vốn với trên 40 triệu đồng với lãi suất 0,65%/tháng. Hội viên đã đầu tư và chăm sóc, cải tạo chè, trồng rừng và chăn nuôi gia súc gia cầm...

Ngoài ra, Hội còn tạo điều kiện giúp đỡ các hộ hội viên khó khăn 64 kg thóc giống, trên 3600 cây con giống, hơn 1000 công lao động...; phối hợp với cán bộ khuyến nông tập huấn cho chị em về kỹ thuật trồng và chăm sóc lúa, ngô, thu hái chè, kỹ thuật chăm sóc gia súc gia cầm...

Từ nguồn vốn vay và những kiến thức được học, áp dụng trên đồng ruộng và chăn nuôi, nhiều hội viên phụ nữ đã thoát nghèo. Trong đó, có mô hình chăn nuôi, trồng rừng, buôn bán nhỏ đã cho thu nhập từ 20 triệu đồng/năm như gia đình hội viên Hoàng Thị Hạnh thôn 12, Trần Thị Loan thôn 10, Vũ Thị Mai thôn 4... và giảm hộ hội viên nghèo xuống còn 31 hộ. 5 tháng đầu năm 2008, Hội đã tạo điều kiện cho 25 hộ hội viên nghèo tiếp cận với mô hình nuôi lợn Móng Cái với số vốn trên 100 triệu đồng; cùng với khuyến nông viên cơ sở mở được 5 lớp tập huấn về chuyển giao KHKT và hướng dẫn kỹ thuật mới trong sản xuất và chăn nuôi cho trên 100 hội viên...

Song song với phong trào phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế, Hội Phụ nữ xã còn tích cực vận động các hội viên xây dựng quỹ Hội, đến nay, đã có trên 23 triệu đồng, tạo điều kiện cho 54 hội viên phát triển kinh tế. Đồng thời, đã xây dựng trên 3 triệu đồng quỹ người nghèo cho 19 hội viên vay vốn. Từ những kết quả đạt được, đến nay có gần 1 nghìn gia đình hội viên đã có đời sống ổn định; 100% gia đình hội viên đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa và không có hội viên sinh con thứ 3 trở lên...

Tuyết Mai

Các tin khác
Phụ nữ thôn Háng Tầu (xã Túc Đán) tham gia họp bàn biện pháp giữ rừng đầu nguồn. (Ảnh: T.Q)

YBĐT - Xã Túc Đán thuộc huyện Trạm Tấu (Yên Bái) 100% là đồng bào Mông sinh sống kinh tế chậm phát triển, đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn và có đến 70% hộ nghèo. Bên cạnh đó trình độ dân trí thấp và tồn tại không ít phong tục, tập quán lạc hậu, đó chính là lực cản trong việc thực hiện mục tiêu phấn đấu vì bình đẳng và sự tiến bộ của phụ nữ.

Hậu quả của trận lốc xoáy năm 2006 tại xã Lâm Giang, huyện Văn Yên(Yên Bái). Ảnh: TT.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, hiện nay có một rãnh áp thấp có trục đi qua khu vực Bắc Bộ tiếp tục ảnh hưởng đến thời tiết các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trong hai, ba ngày tới. Vì vậy, thời tiết khu vực miền Bắc sẽ giảm từ 1 đến 3 độ và có mưa rào và dông tại nhiều nơi.

Khám chữa bệnh cho nhân dân tại Bệnh việân Đa khoa thành phố Yên Bái.
(Ảnh: T.H)

YBĐT - Những ngày đầu năm 2008, huyện Văn Chấn (Yên Bái) đã xây dựng kế hoạch và triển khai chiến dịch chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình (CSSKSS/KHHGĐ) đến những vùng có mức sinh cao và những vùng đặc biệt khó khăn của huyện. Huyện đã thành lập Ban điều hành chiến dịch, giao các chỉ tiêu thực hiện từng địa phương, thôn bản. Ban điều hành phối hợp với Phòng Văn hóa – Thông tin tổ chức trên 20 đêm giao lưu văn hóa văn nghệ, các tiết mục văn nghệ, các tiểu phẩm đều mang tính tuyên truyền về Pháp lệnh Dân số và các biện pháp tránh thai nhằm hạn chế mức sinh.

Làm tranh đá quý ở thị trấn Yên Thế.

YBĐT - Nằm ở trung tâm huyện Lục Yên, thị trấn Yên Thế (Yên Bái) có 2.120 hộ với 8.190 nhân khẩu cư trú trong 3 thôn và 17 tổ dân phố. Cũng do ở trung tâm huyện, nên thị trấn Yên Thế cũng là nơi tập hợp đầy đủ các tôn giáo và hầu hết các dân tộc trong huyện, có đủ các thành phần kinh tế, các mô hình sản xuất kinh doanh, dịch vụ; đồng thời, cũng là nơi tiềm ẩn, dễ phát sinh nhiều vấn đề phức tạp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục