Yên Bái: Tuổi cao gương mẫu làm giàu

  • Cập nhật: Thứ năm, 2/10/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Là lớp người tuổi cao nhưng nhiều hội viên hội người cao tuổi (NCT) ở Yên Bái vẫn không cho bàn tay, khối óc mình ngơi nghỉ luôn nêu cao tinh thần "còn sức còn làm" để xoá đói giảm nghèo. Đã xuất

Hội viên người cao tuổi ở Púng Luông (Mù Cang Chải) nuôi ong lấy mật.
Hội viên người cao tuổi ở Púng Luông (Mù Cang Chải) nuôi ong lấy mật.

nhiều mô hình kinh tế do người cao tuổi và gia đình tổ chức làm ăn có hiệu quả làm thay đổi cuộc sống, vươn lên làm giàu chính đáng.

Ông Đàm Quang Khải - Hội viên Hội Người cao tuổi phường Đồng Tâm (thành phố Yên Bái) tâm sự: “Quãng 25 năm về trước, hoàn cảnh đông con, kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn tôi phải nghỉ Chế độ 176 để lo kinh tế gia đình. Ban đầu chỉ có 1 ha đất,  nguồn tiền vốn không có, chỉ bằng sức lao động lấy ngắn nuôi dài, phát rừng làm nương, lấy củi bán đảm bảo cuộc sống hàng  ngày”.

Nhưng khó khăn đó cũng chính là động lực thúc đẩy ông cùng các thành viên trong gia đình đầu tư công sức vào việc khai thác đất đồi theo phương châm “lấy ngắn nuôi dài” làm kinh tế vườn, rừng, đào ao thả cá, chăn nuôi gia súc...

Giờ đây, gia đình ông Khải đã có 70 ha đất đồi trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao như quế, keo lá tràm, tre Bát Độ, sắn cao sản… tại vùng đất đồi Chóp Dù thuộc xã Minh Bảo và mỗi năm nguồn thu của gia đình ông Khải đạt trên 100 triệu đồng.

Ở tuổi 72, với suất lương của một cán bộ công an nghỉ hưu, ông Sùng A Lu (dân tộc Mông) ở xã Lao Chải, huyện Mù Cang Chải hoàn toàn có thể  hưởng cuộc sống an nhàn khi con cái đều đã trưởng thành. Nhưng không để đôi bàn tay rảnh rang, ông vẫn say sưa tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất.

Kiên trì định hướng cùng con cháu phát triển kinh tế gia đình, đến nay nhà ông có hơn 30 con trâu, bò và nhiều gia cầm. Với 0,5 ha lúa, ông mạnh dạn cây giống mới năng suất cao, thâm canh tăng vụ nên năng suất tăng gấp đôi so với trước. Không những làm kinh tế giỏi, ông Lu còn vận động bà con dân bản trồng được 20 ha cây sơn tra, giúp các hộ nghèo trong bản vay 30 triệu đồng để phát triển kinh tế gia đình.

Tham gia vào lĩnh vực dịch vụ vận chuyển, khai thác vật liệu xây dựng, ông Mai Xuân Thìn ở xã Hoàng Thắng, huyện Văn Yên đang sở hữu một HTX dịch vụ tổng hợp chuyên khai thác cát sỏi, vận chuyển vật tư nông nghiệp, vật liệu xây dựng, với doanh thu hàng năm đạt gần 2 tỷ đồng.

Toàn tỉnh có 30.893 NCT trực tiếp tham gia làm kinh tế, trong đó có 342 cụ làm chủ trang trại vừa và nhỏ, 903 cụ phát triển mô hình VAC và các cơ sở sản xuất chế biến gỗ chè. Trong các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ các cụ đã tạo việc làm cho hàng ngàn lao động địa phương, đóng góp cho ngân sách Nhà nước hàng tỷ đồng mỗi năm. Trong 5 năm từ 2003- 2007, toàn tỉnh đã có 3.873 NCT được các cấp suy tôn là NCT làm kinh tế giỏi, trong đó có 2.525 NCT làm kinh tế giỏi cấp cơ sở; 1.111 NCT cấp huyện và 237 NCT cấp tỉnh.

Ngoài ra, ông Thìn với HTX của mình còn giải quyết việc làm cho 17 lao động với mức thu nhập bình quân 1,2 triệu đồng/tháng.

Ở xã An Phú, huyện Lục Yên, mọi người đều biết đến ông Hứa Quang Vinh, dân tộc Tày, biết phát huy thế mạnh của địa phương khéo bố trí hợp lý lực lượng lao động trong gia đình quyết định đầu tư vốn mua sắm máy móc thiết bị thành lập tổ thợ mộc chuyên đóng đồ nội thất và làm nhà tạo việc làm thường xuyên cho 10 lao động có thu nhập ổn định từ 1,2 - 1,7 triệu đồng/ tháng. Kết hợp cùng với nghề mộc, ông Vinh còn đầu tư phát triển mô hình VAC, tổng nguồn thu hàng năm của gia đình đạt 180 triệu đồng.

Những điển hình NCT trong phong trào: “Người cao tuổi nêu gương sáng phát triển kinh tế góp phần xoá đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng”, nhiều năm qua đã xuất hiện ở khắp các huyện, thị xã, thành phố, đa dạng hoá với nhiều ngành nghề và mô hình sản xuất kinh doanh.

 

Ông Đặng Lâm Thao - Trưởng Ban Đại diện Hội Người cao tuổi tỉnh Yên Bái đánh giá: “NCT làm kinh tế giỏi đều là người từng trải có tri thức kinh nghiệm, dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn áp dụng KHKT, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, luôn có tư duy phương thức làm ăn mới năng động sáng tạo thích ứng với cơ chế đổi mới".

"Thông qua phong trào này đã tạo nên động lực mạnh mẽ sự đổi mới phát triển kinh tế, xã hội địa phương, thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn của tỉnh phát triển, cải thiện đáng kể sống vật chất trong các gia đình hội viên NCT, góp phần thực hiện các chương trình, dự án kinh tế lớn của tỉnh” - Ông Thao nói.

Quỳnh Nga

Các tin khác

Sau khi phát hiện 5 trường hợp trẻ nhỏ dưới 5 tuổi bị mắc dịch bệnh "tay - chân - miệng" tại xã Minh Quân, đến ngày 10/9/2008, Trung tâm Y tế dự phòng huyện Trấn Yên đã phát hiện thêm 2 trường nữa đã bị nhiễm dịch ở xã Kiên Thành, đó là cháu Nguyễn Thị Hạnh - 2 tuổi, thôn Đồng Cát và cháu Hà Anh Tuấn - 3 tuổi, thôn Yên Thịnh.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Trung ương, trưa 30/7, một áp thấp nhiệt đới ở phía Đông quần đảo Philipine đã mạnh lên thành bão và có tên quốc tế là Higos, đây là cơn bão thứ 17 hoạt động trên vùng biển Tây Bắc Thái Bình Dương trong năm 2008.

YBĐT - Thực hiện quyết định số 1271 của UBND tỉnh, sáng 30/9, Văn phòng UBND tỉnh tổ chức lễ kết bàn giao Trung tâm Lưu trữ thuộc Văn phòng UBND tỉnh về Sở Nội vụ Yên Bái quản lý.

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, khả năng trưa và chiều ngày 30/9 bão số 7 sẽ vào khu vực Hà Tĩnh - Quảng Bình. Thế nhưng, vào hồi 10h sáng nay, bão số 7 với sức gió mạnh cấp 9 đã trực tiếp đổ bộ vào địa bàn này khiến người dân không kịp trở tay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục