Trấn Yên: Kiểm tra thường xuyên để nâng cao chất lượng xây dựng làng, bản, khu phố văn hóa
- Cập nhật: Thứ sáu, 7/11/2008 | 12:00:00 AM
YênBái - YBĐT - Tính đến thời điểm đầu tháng 11/2008, trên địa bàn huyện Trấn Yên có 197/231 làng, bản khu phố văn hóa (đạt 85%), trong đó có 90 làng, bản, khu phố được xét công nhận đạt chuẩn; 128 nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng (có 40% phát huy tốt vai trò và hiệu quả); 6/22 xã ra mắt đăng ký xây dựng xã văn hóa.
Nhân dân xã Minh Tiến ra sức thi đua sản xuất nâng cao đời sống xây dựng khu phố văn hóa. (Ảnh: Thanh Tân)
|
Để đánh giá đúng thực trạng và chất lượng hoạt động của phong trào này, Ban chỉ đạo cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" của huyện đã thành lập 5 đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra tại 29/90 làng, bản, khu phố đã ra mắt làng, bản, khu phố văn hóa. Sau gần 2 tháng tiến hành kiểm tra, Ban chỉ đạo huyện nhận thấy: các làng, bản, khu phố văn hóa đều duy trì được hội đồng làng, bản văn hóa để điều hành các hoạt động thực hiện quy ước của làng văn hóa.
Một số hội đồng làng, bản văn hóa đã có những sáng tạo trong công tác quản lý điều hành hoạt động thực hiện quy ước, hương ước của làng, bản, khu phố văn hóa; sự phối hợp hoạt động của các chi hội, phân hội, các đoàn thể, các ngành trong hoạt động chung của làng, bản, khu phố có hiệu quả cao; làm tốt công tác hòa giải; củng cố và tăng cường đoàn kết trong cộng đồng dân cư; công tác vận động xây dựng các nhà sinh hoạt văn hóa thôn, bản, khu phố, xây dựng quỹ khuyến học, quỹ hoạt động của các làng, bản, khu phố văn hóa được nhân dân đồng tình hưởng ứng; công tác bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội, phòng chống các tai tệ nạn xã hội có nhiều hiệu quả; việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội ngày càng được thực hiện nghiêm túc...
Hầu hết các làng, bản, khu phố văn hóa đều duy trì tốt việc vận động thực hiện phong trào xây dựng gia đình văn hóa, phong trào xóa đói giảm nghèo và các phong trào thi đua khác của các ngành và đoàn thể phát động; tỷ lệ các hộ gia đình đăng ký xây dựng gia đình văn hóa hàng năm đều đạt từ 90-100% (năm 2008 có 23.000/25.000 hộ đăng ký xây dựng gia đình văn hóa). Hiệu quả sử dụng và tác dụng của các nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng trong các làng, bản, khu phố văn hóa đều được khẳng định là rất tốt và cần thiết, nhiều làng, bản, khu phố đã xây dựng được nhà văn hóa tương đối khang trang. Nhân dân trong các làng, bản, khu phố văn hóa luôn nhiệt tình, hăng hái với phong trào và sẵn sàng góp công, góp sức để xây dựng đời sống văn hóa ngày càng tốt đẹp.
Tuy nhiên, phong trào xây dựng làng, bản, khu phố văn hóa vẫn còn bộc lộ những tồn tại, hạn chế: chất lượng hoạt động, tổ chức điều hành thực hiện quy ước của các hội đồng làng còn thấp. Không ít làng, bản, khu phố đã ra mắt xây dựng từ nhiều năm qua (thậm chí đã được cấp bằng công nhận) nhưng hoạt động thì vẫn "dậm chân tại chỗ" với những biểu hiện cụ thể như: tỷ lệ người nghèo không giảm; tệ nạn xã hội chưa được đẩy lùi, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao không phát triển; nhà văn hóa hư hỏng không được tu bổ nâng cấp; việc thực hiện phong trào xây dựng gia đình văn hóa trong nhiều làng, bản, khu phố văn hóa còn chưa chặt chẽ, thiếu sáng tạo, việc đăng ký, bình xét còn hình thức, không đúng quy trình; các chi bộ, các thôn, bản, khu phố, các chi hội, phân hội, các tổ chức quần chúng chưa nhận thức được làng, bản, khu phố là nơi tốt nhất để tập hợp nhân dân để đưa chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước vào cuộc sống; nhiều làng, bản, khu phố không có đất để xây dựng nhà văn hóa cộng đồng, quy mô nhà văn hóa còn nhỏ bé, thiếu thốn, nội dung sinh hoạt còn nghèo nàn... nên hiệu quả hoạt động còn thấp...
Theo đánh giá của Ban chỉ đạo, số lượng làng, bản, khu phố đạt loại tốt, khá còn thấp (30% đạt loại khá, 50% đạt trung bình, 20% yếu, kém, (Cụ thể là trong 29 làng, bản, khu phố được kiểm tra thì chỉ có 9/29 làng, bản, khu phố được kiểm tra đạt tốt, khá, còn lại là trung bình và trung bình yếu). Những nguyên nhân trên là do công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền mà trực tiếp là của ban chỉ đạo cơ sở đối với phong trào chưa được sát sao, chưa thường xuyên; công tác quản lý, điều hành còn nhiều lúng túng, ít sáng tạo, nhân dân chưa tích cực tham gia; điều kiện và kinh phí hoạt động của hội đồng làng còn nhiều khó khăn, thiếu thốn...
Để phát huy những kết quả đạt được và khắc phục những khó khăn, tồn tại trong những năm tới cần tăng cường hơn nữa trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền. Tăng cường hướng dẫn, giúp đỡ về nội dung, phương thức hoạt động cho hội đồng các làng văn hóa và hỗ trợ về kinh phí, đất đai để xây dựng nhà văn hóa. Tích cực kiểm tra để nhắc nhở, cổ vũ động viên cho phong trào xây dựng, làng, bản, khu phố của huyện ngày càng phát triển.
Nguyễn Thanh Hùng
Các tin khác
Trường Tiểu học Nguyễn Thái Học (TP Yên Bái): Thực hiện mô hình phân môn trong giảng dạy/ Hội thi công an giỏi thị xã Nghĩa Lộ
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân, chủ tịch Hội đồng xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú (NGND, NGƯT) cấp Nhà nước đã ký tờ trình đề nghị Thủ tướng Chính phủ xét trình Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu NGND, NGƯT lần thứ mười năm 2008 cho 940 nhà giáo.
Ngày 5/11, Bộ Y tế đã có công điện khẩn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố từ Cao Bằng đến Thanh Hóa yêu cầu tiếp tục triển khai các phương án chuyển bệnh nhân hoặc di dời cơ sở y tế để đảm bảo an toàn tại các vùng đang xảy ra mưa lũ.
Theo Bộ NN-PTNT, đợt mưa lụt lớn vừa qua gây thiệt hại về sản xuất nông nghiệp của 11 tỉnh ở miền Bắc hơn 5.000 tỷ đồng. Trong đó có khoảng 200.000 ha cây vụ đông bị mất trắng (chiếm 50% tổng diện tích gieo trồng cây vụ đông). Hà Nội là nơi bị thiệt hại nặng nề nhất với 51.000 ha.