Kinh tế đi lên nhờ sinh ít con
- Cập nhật: Thứ sáu, 26/12/2008 | 12:00:00 AM
YênBái - YBĐT - Đây là gia đình chị Nguyễn Thị Hạnh, thôn 3 Lương Thịnh, xã Tân Thịnh, thành phố Yên Bái. Nhìn bề ngoài không có gì nổi bật hơn những hộ công giáo khác trong thôn, song để có được cơ ngơi như bây giờ một phần chính là nhờ anh chị đã thực hiện sinh đẻ có kế hoạch.
Lập gia đình, ra ở riêng năm 2002, vốn liếng là 3 sào ruộng khoán mà cha mẹ cho làm của “hồi môn”. Hai vợ chồng chị tần tảo sớm hôm, từ chạy chợ, phụ hồ để tích góp vốn phát triển kinh tế gia đình. Chỉ đẻ ít con mới có điều kiện phát triển kinh tế gia đình, vì vậy sau khi sinh con đầu lòng, anh chị đã quyết định thực hiện KHHGĐ để làm kinh tế. Được sự giúp đỡ của ban dân số xã, nhất là đội ngũ cộng tác viên dân số thôn bản đã tận tình tư vấn giúp chị lựa chọn được biện pháp tránh thai phù hợp.
Thực hiện KHHGĐ, gia đình chị có thêm thời gian để phát triển kinh tế, đồng thời được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi, được tư vấn các kiến thức KHKT để áp dụng vào sản xuất, chăn nuôi. Từ một hộ nghèo, đến nay gia đình chị đã có bát ăn bát để, một mô hình kinh tế tổng hợp vườn, rừng, chuồng với tổng thu nhập 60 triệu đồng một năm. Sau khi kinh tế ổn định, gia đình chị mới sinh thêm cháu thứ hai. Mặc dù sinh một bề, song hiểu được lợi ích của việc sinh ít con nên anh chị đã quyết định dừng lại ở hai con để tập trung phát triển kinh tế gia đình và nuôi dạy con ăn học.
Còn đây là gia đình anh Hoàng Văn Tú, thôn Thanh Hùng 1, hoàn cảnh cũng tương tự gia đình chị Hạnh, song chỉ khác một điều là khoảng cách giữa hai lần sinh khá dày, đứa lớn cách đứa bé chỉ một năm.
Lập gia đình ra ở riêng năm 2001 với 1,5 sào ruộng khoán, không ngành nghề phụ. Năm 2002 đứa con đầu lòng ra đời, tiếp năm sau thêm một đứa nữa đã khiến cuộc sống gia đình anh chị vô cùng khó khăn. Sau khi sinh thêm đứa thứ 2, anh chị đã quyết định áp dụng các biện pháp KHHGĐ để tập trung phát triển kinh tế gia đình.
Với 5 triệu đồng vay từ Ngân hành Chính sách xã hội năm 2004 cộng với số vốn tích góp của 2 vợ chồng và vay mượn anh em, bạn bè, vợ chồng anh đã mua máy làm đậu, nấu rượu và nuôi lợn. Nhờ biết tính toán quay vòng để sinh lời đồng vốn nên chưa đầy 3 năm sau gia đình anh đã trả hết số tiền vay Ngân hàng và anh em, đồng thời có tiền mở thêm dịch vụ máy xay xát, xây dựng hệ thống chuồng trại mở rộng quy mô chăn nuôi.
Kinh tế khá giả, có điều kiện để sinh thêm con song với ý thức và trách nhiệm nên anh chị quyết tâm chỉ dừng lại ở hai con.
Vào những năm 2002, Tân Thịnh là một trong những địa phương yếu về công tác dân số của thành phố Yên Bái. Tình trạng sinh con thứ 3, thứ 4, thậm chí thứ 7 thứ 8 không phải là hiếm, nhất là tại một số thôn đồng bào theo đạo công giáo.
Trước những khó khăn đó, chính quyền xã Tân Thịnh đã có nhiều biện pháp quyết liệt với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị cơ sở từ xã đến thôn, nhất là đội ngũ cán bộ chuyên trách, cộng tác viên dân số thường xuyên sâu sát cơ sở vận động người dân thực hiện KHHGĐ.
Từ chỗ sinh đẻ nhiều, đến nay hầu hết các gia đình, nhất là những gia đình trẻ, đồng bào công giáo đã hiểu được lợi ích của việc sinh ít con tác động như thế nào đến phát triển kinh tế gia đình. Nhiều hộ đã cam kết không sinh con thứ 3.
Những kinh nghiệm trong công tác dân số/KHHGD ở Tân Thịnh đã khẳng định quy mô gia đình ít con sẽ là nền tảng để địa phương thực hiện thành công mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.
Thanh Tân
Các tin khác
YBĐT - Năm 2004, thôn Bản Loọng 1, xã Sơn Thịnh (Văn Chấn - Yên Bái) phát hiện người đầu tiên nhiễm HIV, đến nay số người nhiễm HIV là 9 người, trong đó đã có 5 người chết vì AIDS, đưa Bản Loọng 1 trở thành điểm nóng về HIV/AIDS của xã Sơn Thịnh. Thế nhưng, công tác phòng chống HIV/AIDS ở Bản Loọng 1 đang gặp phải nhiều vấn đề khó khăn, trở ngại, cần có sự quan tâm hơn nữa của cấp ủy, chính quyền và nhân dân địa phương.
YBĐT - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XVI đã đề ra mục tiêu trong giai đoạn 2006-2010, sẽ có 105 trường học của tỉnh được công nhận đạt trường chuẩn quốc gia. Thực hiện nghị quyết, UBND tỉnh Yên Bái đã xây dựng và triển khai thực hiện Đề án trường đạt chuẩn quốc gia tỉnh Yên Bái giai đoạn 2006-2010. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng đến nay, tiến độ thực hiện kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia của tỉnh vẫn chậm so với kế hoạch đề ra. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này?
YBĐT - Để đẩy mạnh phong trào quần chúng bảo vệ ANTQ ở cơ sở, hàng năm, Đảng ủy, Ban giám đốc Công an tỉnh đều xây dựng kế hoạch và triển khai rộng khắp đến công an các huyện, thị, thành phố tăng cường củng cố hệ thống an ninh cơ sở, phối hợp với các ngành chức năng đẩy mạnh phong trào “Toàn dân bảo vệ ANTQ trong thời kỳ mới; vận động toàn dân tham gia, quản lý, giáo dục, phòng ngừa thanh, thiếu niên phạm pháp và các tệ nạn xã hội; đẩy mạnh cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư"; xây dựng xã, phường, thị trấn không có tệ nạn xã hội và tệ nạn ma tuý, bảo đảm an ninh khu vực giáp ranh.
YBĐT - Tuy còn gặp nhiều khó khăn nhưng với sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp; sự phối hợp tốt giữa các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội; sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ chuyên trách, cộng tác viên dân số nên năm 2008, công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình của huyện Văn Yên (Yên Bái) đã thu được nhiều kết quả.