Xuân sớm trên cao nguyên Mù Cang Chải
- Cập nhật: Thứ hai, 12/1/2009 | 12:00:00 AM
YênBái - YBĐT - Vào những ngày đầu năm 2009, chúng tôi đã có dịp trở lại thăm huyện vùng cao Mù Cang Chải (Yên Bái). Suốt chặng đường từ chân núi Khau Phạ qua đỉnh đèo lên đến trung tâm huyện lỵ, đâu đâu cũng bắt gặp những khuôn mặt rặng rỡ của bà con người Mông bên đường, trên các sân cỏ vui chơi hội “Gầu tào”. Hoa mận, hoa đào, hoa Tớ dày và hoa chàm đang đua nhau khoe sắc tô thắm núi rừng và gợi một cảm nhận về một mùa xuân đang đến sớm ở nơi vùng cao này.
Xưởng chế biến gỗ rừng trồng ở huyện Mù Cang Chải.
|
Ở Mù Cang Chải, người dân tộc Mông chiếm trên 91% dân số, trước đây cuộc sống gặp không ít khó khăn, đói nghèo triền miên do phần đông người dân đều cư trú ở trên vùng núi cao hẻo lánh. Có những xã, những thôn bản nằm cách trung tâm huyện lỵ khoảng chừng 50 - 70 km đường mòn đi lại khó khăn. Nếu muốn ra đến chợ trung tâm huyện để mua hàng hoá, sắm đồ dùng thì phải mất cả ngày đi bộ, đặc biệt là các xã Chế Tạo, Nậm Khắt, Nậm Có và Hồ Bốn...
Để giúp đồng bào vùng cao Mù Cang Chải từng bước thoát khỏi đói nghèo, Đảng, Nhà nước đã quan tâm đến đời sống dân cư của đồng bào và dành nhiều chính sách ưu đãi như: chương trình 134, 135, Dự án 5 triệu ha rừng tỉnh Yên Bái, Dự án xoá phòng học tạm cùng với nhiều hạng mục khác như: giao thông, thuỷ lợi, điện lưới quốc gia, quy hoạch trồng chè Shan, cây dược liệu. Bên cạnh đó còn có các chương trình, dự án của các tổ chức phi chính phủ như: Dự án Chia sẻ, sự giúp đỡ của tổ chức Bánh mỳ thế giới... Đặc biệt là trong năm qua, Mù Cang Chải đã thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư, tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, quy hoạch và hình thành vùng chuyên canh cây nguyên liệu tập trung gắn với cơ sở chế biến.
Trong sản xuất nông nghiệp, cùng với việc sản xuất 2.344 ha lúa ruộng, 1.467 ha lúa nương và 1.455 ha ngô chính vụ và 1.760 ha cây vụ đông, huyện đã chỉ đạo thực hiện tốt việc xây dựng vùng chè nguyên liệu tại khu vực các xã: Púng Luông, Dế Xu Phình, La Pán Tẩn, Nậm Khắt…và đã cải tạo lại, trồng thay thế được 20 ha chè già cỗi bằng giống chè Shan giâm cành. Bộ mặt nông thôn của Mù Cang Chải đang đổi thay từng ngày. Cuộc sống của người dân được nâng lên từng bước cả về vật chất và tinh thần. Hiện nay, hầu hết các xã đã có đường ô tô, có điện lưới quốc gia. Nhiều địa phương đã xây dựng được những khu chợ xã, chợ cụm xã để tạo thành điểm giao thương, hàng hoá. Các mặt hàng thiết yếu như: mắm, muối, vải... từ miền xuôi đã được vận chuyển lên đến tận nơi để phục vụ bà con đồng bào. Các mặt hàng nông sản, vật nuôi của người dân bản địa cũng đã được tiêu thụ thuận lợi.
Những con số thống kê cuối năm 2008 cho thấy, lĩnh vực kinh tế của Mù Cang Chải đã phát triển mạnh mẽ và đạt được những kết quả rất đáng khích lệ. Đặc biệt, trong năm 2008, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện đạt 11,5% tăng 1,22% so với năm 2007. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng 0,4%, thương mại - dịch vụ tăng 0,85%, nông - lâm nghiệp đạt 100% kế hoạch giao. Tổng sản lượng lương thực có hạt của toàn huyện trong năm đạt trên 17.200 tấn, tăng hơn 1.300 tấn so với năm 2007. Thu ngân sách trên địa bàn đạt trên 110 tỷ đồng, vượt 47% kế hoạch của tỉnh giao. Thu nhập bình quân đầu người đạt 3,2 triệu đồng/người/năm. Bình quân lương thực đầu người đạt 350 kg /năm. Cùng với sự phát triển về kinh tế, công tác văn hoá, y tế, giáo dục luôn được chú trọng, 100% xã, thị trấn hiện nay đã có trạm y tế xây dựng kiên cố, đội ngũ y, bác sĩ được tăng cường cho các phòng khám và các trạm xá, đảm bảo đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Nhờ đó, tình hình an ninh chính trị luôn được bảo đảm, vấn đề trật tự an toàn xã hội luôn được giữ vững và ổn định.
Bước sang năm 2009, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Mù Cang Chải đang náo nức thi đua lao động, sản xuất, quyết tâm triển khai và tổ chức thực hiện hiệu quả Đề án phát triển kinh tế - xã hội của huyện giai đoạn 2007 - 2010; nghị quyết chuyên đề của Ban chấp hành Đảng bộ huyện, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá, xây dựng cơ sở hạ tầng, giải quyết tốt mọi chế độ, chính sách đối với người nghèo; tiếp tục chỉ đạo các xã khoanh vùng trồng chè, trồng cây sơn tra để tạo thêm việc làm cho nhiều người dân trong huyện, góp phần thúc đẩy kinh tế, xã hội ở vùng cao khởi sắc.
Vàng Mai
Các tin khác
YBĐT - Bao giờ cũng vậy, cứ từ 20 tháng Chạp đến mùng 10 tháng Giêng là nhu cầu đi lại của người dân lại tăng đột biến. Vì vậy, việc phục vụ và quản lý vận tải hành khách trong dịp tết Nguyên đán luôn đặt ra cấp thiết.
YBĐT - Để giúp huyện đặc biệt khó khăn có vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ nhân dân, trong năm 2008, thông qua các chương trình, dự án của Nhà nước huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) đã được đầu tư trên 23,7 tỷ đồng.
Hôm nay 12-1, miền Bắc lại đón thêm một đợt không khí lạnh tăng cường nữa và trời sẽ rét rất đậm, nhiều nơi rét hại nặng trên diện rộng. Đó là dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương đưa ra hôm qua 11-1, sau khi nhận định một bộ phận không khí lạnh đang xuất hiện ở địa lục Trung Quốc và di chuyển dần về phương Nam. Cùng với nhiệt độ tụt xuống rất thấp, theo dự báo ở những khu vực có độ cao lớn như Mẫu Sơn (Lạng Sơn), dãy Fansipan và cả khu vực lân cận thị trấn Sa Pa (Lào Cai), Sìn Hồ (Lai Châu)… có thể xảy ra băng giá (những giọt sương, nước đọng lại thành băng).
Theo thống kê của TTXVN, nhân dịp đón năm mới Kỷ Sửu, sẽ có 58 tỉnh, TP tổ chức bắn pháo hoa vào thời khắc giao thừa. Kinh phí bắn pháo hoa chủ yếu được huy động theo phương châm xã hội hóa với sự đóng góp của các doanh nghiệp và nhà hảo tâm.Ở TPHCM, những màn pháo hoa nghệ thuật đặc sắc đón Xuân sẽ đồng loạt diễn ra trong 15 phút ở 6 điểm tại các quận, huyện 4, 6, Gò Vấp, Bình Tân, Củ Chi và Cần Giờ.