Yên Bái: Di dân tự do và các giải pháp khắc phục

  • Cập nhật: Thứ tư, 14/1/2009 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Do điều kiện tự nhiên khắc nghiệt ở khu vực miền núi, lại thêm diện tích đất canh tác nông nghiệp ít, cằn cỗi và trình độ canh tác thấp cùng thiếu vốn sản xuất mà từ lâu đồng bào thiểu số vùng cao có tập quán du canh du cư.

Trẻ em người Mông xã Pá Hu (huyện Trạm Tấu) đã được đến trường học tập.
Trẻ em người Mông xã Pá Hu (huyện Trạm Tấu) đã được đến trường học tập.

Tính đến năm 2005, diện vận động định canh định cư của tỉnh Yên Bái còn trên 13.500 hộ và số hộ còn du canh du cư gần 750 hộ, chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông và Dao. Số hộ cơ bản đã định canh định cư vẫn còn là đối tượng vận động định canh định cư do đời sống vật chất và tinh thần còn gặp nhiều khó khăn; kinh tế gia đình chủ yếu mang tính chất thuần nông; cơ cấu cây trồng vật nuôi đơn lẻ, nông sản chưa trở thành hàng hoá; tình trạng đói giáp hạt vẫn còn diễn ra. Một số nơi tập tục lạc hậu vẫn chưa được xoá bỏ, quá trình chuyển biến trong nhận thức của người dân về phát triển kinh tế – xã hội chậm, định canh định cư không ổn định rất dễ trở lại du canh du cư.

Những năm gần đây, công tác định canh định cư, giải quyết dứt điểm tình trạng dân di cư tự do đã có những bước tiến bộ đáng kể. Các bản định cư của người Mông xã Nà Hẩu, Mỏ Vàng (Văn Yên), Hồng Ca, Kiên Thành (Trấn Yên) hay người Dao ở Nậm Mười, Nậm Búng (Văn Chấn)… ngày càng phát huy hiệu quả, mang lại sự ổn định xã hội.

Diện vận động định canh định cư đến nay được xác định chủ yếu vẫn là đồng bào dân tộc Mông thuộc các xã đặc biệt khó khăn. Tình trạng di cư tự do của đồng bào qua các năm đã giảm dần nhưng chưa chấm dứt hẳn. Di cư ngoài tỉnh, di cư trong tỉnh, có các địa phương đồng bào di cư tự do hàng chục hộ như ở bản Giàng La Pán, xã Bản Mù (Trạm Tấu), bản Làng Giàng, xã Nậm Có (Mù Cang Chải).Tình trạng di cư tự do tuy không có quy mô lớn, không thành hệ thống mà chủ yếu mang tính tự phát, nhỏ lẻ và rải rác nhưng đã gây rất nhiều khó khăn cho địa phương có dân đến và địa phương có dân đi. Dân đến thường cư trú trên phạm vi rộng, ở những nơi rừng già, rừng đầu nguồn để phá rừng làm nương rẫy, chính vì vậy đã làm gia tăng thêm nạn phá rừng. Đến nơi ở mới họ cũng tự chọn chỗ ở chứ không theo sự hướng dẫn của địa phương, vì vậy phá vỡ quy hoạch chung của từng địa bàn, từng vùng, gây khó khăn cho việc quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội; bảo vệ môi trường sinh thái.

Cũng do chuyển cư tự do mà đời sống không ổn định, các hộ này thường bị thiếu đói, bệnh tật, con cái thất học và phát sinh nhiều tệ nạn xã hội như: trộm cắp, tranh chấp đất đai, nghiện hút… mà chính quyền sở tại khó kiểm soát. Tình trạng dân di cư tự phát vẫn đang tiếp diễn và diễn biến phức tạp. Giải quyết dứt điểm tình trạng này đang là vấn đề được tỉnh quan tâm.

Quan điểm chỉ đạo là giải quyết vấn đề dân di cư tự do phải được tiến hành đồng bộ bằng nhiều biện pháp: hành chính, kinh tế, giáo dục, vận động, trong đó hỗ trợ về kinh tế là biện pháp rất quan trọng. Cũng trong những năm qua, nhiều chính sách của đảng và Nhà nước đã được ban hành thông qua việc đầu tư hỗ trợ phát triển kinh tế – xã hội mang tính vùng miền cũng như các chương trình mang tính đặc thù cao nên kinh tế, xã hội,  kết cấu hạ tầng ở các xã đặc biệt khó khăn, nhất là vùng đồng bào dân tộc Mông đã được cải thiện đáng kể. Chương trình 134, 135, một số chính sách dân tộc – miền núi, hỗ trợ di dân thực hiện định canh định cư với tổng vốn đầu tư hàng ngàn tỷ đồng. 

Riêng thực hiện định canh định cư trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2007 – 2010 đã có tổng vốn đề nghị hỗ trợ trên 77 tỷ đồng. Trong đó, hỗ trợ đầu tư cho các dự án định canh định cư theo hình thức tập trung trên 40 tỷ và các dự án định canh định cư theo hình thức xen ghép gần 37 tỷ đồng. Để phấn đấu xoá đói giảm nghèo ở vùng đồng bào dân tộc Mông đặc biệt khó khăn, rút ngắn khoảng cách phát triển với các vùng khác trên địa bàn, tỉnh đã ban hành một số chỉ thị, nghị quyết với những chính sách hỗ trợ về đất đai, bảo vệ rừng, chăn nuôi đại gia súc, hỗ trợ nhà ở, học hành của học sinh…

Đặc biệt, có cả nghị quyết chuyên đề về phát triển kinh tế – xã hội đối với 2 huyện vùng cao còn nhiều khó khăn hơn cả là Trạm Tấu và Mù Cang Chải. Tất cả để đạt được mục tiêu đặt ra là: tập trung giải quyết, tiến tới xoá bỏ tình trạng du canh, di dân tự do; hoàn thành định canh định cư; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, phát triển kinh tế, thực hiện xoá đói giảm nghèo bền vững; khắc phục tập quán sản xuất lạc hậu, cải thiện rõ rệt đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào Mông, góp phần vào sự phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Thế Quynh

Các tin khác

YBĐT - Ngày 12/1/2009, Bảo hiểm xã hội tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị tổng kết công tác phối hợp liên ngành năm 2008, triển khai nhiệm vụ năm 2009. Đồng chí Phạm Thanh Tâm - Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ dự Hội nghị.

Ngày 13/1, Bộ GD-ĐT tổ chức họp báo để công bố 12 sự kiện nổi bật của ngành giáo dục và đào tạo năm 2008.

Phạm nhân được đặc xá sẽ về nhà trước ngày 23 tết.

Đã có hơn 15.000 phạm nhân được các cơ quan chức năng thẩm định đủ điều kiện đề nghị đặc xá. Nếu được Chủ tịch nước đồng ý, 15.000 người này có khả năng sẽ được tự do trước Tết Nguyên đán 2009.

Miền Bắc đang liên tiếp hứng chịu những đợt không khí lạnh tăng cường từ phía Bắc tràn xuống. Đặc biệt, đợt không khí lạnh vừa qua với cường độ mạnh đã tràn sâu xuống khu vực miền Trung và Nam bộ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục