Dịch tiêu chảy cấp có phẩy khuẩn tả: "Bệnh từ... miệng"

  • Cập nhật: Thứ năm, 28/5/2009 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Nguy cơ về dịch tiêu chảy cấp trong những ngày đầu hè nắng nóng ở Yên Bái, cùng 10 vụ ngộ độc thực phẩm, 346 người mắc trong năm 2008 càng đặt ra vấn đề: Bên cạnh việc “ở sạch”, “ăn sạch” càng đòi hỏi ý thức của mỗi người dân, trách nhiệm của mỗi nhà quản lý.

Phóng viên Báo YBĐT đã có cuộc phỏng vấn với ông  Lường Văn Hom - Phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Yên Bái xung quanh vấn đề này:

- Ông có cho rằng, Yên Bái xuất hiện ca tiêu chảy cấp có phẩy khuẩn tả đầu tiên và 15 người nữa có liên quan đến công tác an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) không?

 Tất nhiên là liên quan rồi! Vì bệnh nhân Hà Văn Ước ở thôn Bản Sẻ, xã Sơn Lương (Văn Chấn) đi làm thợ xây tại Hà Nội, trước đó đã cùng 5 người bạn ăn thịt chó, mắm tôm, rau sống ở Hà Nội; 2 ngày sau anh này về nhà mắc bệnh tiêu chảy cấp (bệnh tả). Được điều trị kịp thời, sức khoẻ bệnh nhân đã phục hồi trở lại.

Chủ động phòng, chống dịch, ngành y tế Yên Bái đã phát hiện sớm ca bệnh, khoanh vùng tiêu độc, khử trùng triệt để tại nhà của bệnh nhân. Theo bệnh nhân cho biết, 3 trường hợp ăn cùng đã mắc bệnh và được điều trị tại các bệnh viện ở Hà Nội. Như vậy là các thức ăn này đã không đảm bảo ATVSTP. Hiện còn có hơn chục người nữa bị tiêu chảy cấp đang gửi mẫu xuống Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương xét nghiệm.

Hầu hết những người này đều mắc tiêu chảy do ăn rau sống, tiết canh. Sử dụng các loại thực phẩm, thức ăn không đảm bảo vệ sinh không chỉ dễ mắc bệnh, mà còn xảy ra ngộ độc thực phẩm.

- Vậy hậu quả này do ai?

Năm 2008, Yên Bái đã xảy ra 10 vụ ngộ độc thực phẩm làm 346 người bị ngộ độc, 4 người chết. Một vụ ngộ độc do ăn cỗ cưới tại xã Yên Thắng (Lục Yên) làm 267 người mắc, nhiều trường hợp có biểu hiện ngộ độc nhẹ dưới dạng rối loạn tiêu hoá, buồn nôn. Số vụ ngộ độc tăng cao, từ đầu năm 2009 đến nay đã xảy ra 5 vụ làm 34 người bị ngộ độc, 2 người chết. Trong đó, có vụ ngộ độc lớn làm 22 người mắc do ăn cỗ cưới tại xã Đại Đồng (Yên Bình). Hiện đã có 16 người mắc tiêu chảy cấp phải nhập viện.

Điều này thật khó đổ lỗi cho ai được. Bởi, rau sống biết đâu người nông dân trồng vô tình lại tưới bằng nước có khuẩn tả vào. Còn chủ quán thịt chó có thể lại rửa rau sống qua loa không sạch khuẩn; rửa bằng nước đang nhiễm khuẩn; làm ẩu, làm bẩn, đổ nước lã vào pha mắm tôm... Người xưa có câu “Bệnh từ miệng bệnh vào”. Người ăn cũng chủ quan ở chỗ Hà nội đang là vùng dịch, thông tin đại chúng tuyên truyền không nên ăn rau sống, thịt chó, mắm tôm vốn đang được nghi là nguồn lây bệnh mà vẫn cứ ăn.

- Từ ca dịch tả đầu tiên này, theo ông người sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng nên hành động thế nào?

Người tiêu dùng cần sử dụng các hàng hoá có xuất xứ, nhãn mác. Hàng tươi sống như thịt gia súc, gia cầm cần có dấu kiểm dịch của ngành thú y. Các quán ăn nếu quan sát không thấy hợp vệ sinh, không nên ăn uống. Chỉ tới những quán ăn, cơ sở kinh doanh ăn uống đã được ngành y tế cấp chứng nhận đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Người sản xuất cũng như người kinh doanh thực phẩm, cửa hàng ăn uống không nên vì cái lợi trước mắt mà làm ảnh hưởng đến sức khoẻ mọi người. Thực hiện tốt 4 khuyến cáo của Cục Y tế dự phòng và Môi trường để phòng, chống dịch tiêu chảy cấp.

- Còn những người có trách nhiệm thì sao?

Trước hết ngành y tế phối hợp với các cơ quan tuyên truyền thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống các loại dịch bệnh liên quan tới VSATTP đến từng cá nhân, hộ gia đình, làm sao để người sản xuất, kinh doanh thức tỉnh lương tâm, không bán rau quả còn thuốc hóa học chưa  phân huỷ hết, làm các sản phẩm thực phẩm là hàng nhái, hàng giả; người chế biến thức ăn cần đeo khẩu trang, găng tay ni lông, không cho các chất phụ gia độc hại vào thực phẩm...

Cùng ngành chức năng, đặc biệt là quản lý thị trường và thú y thực hiện tốt kiểm tra chất lượng thực phẩm; cấp chứng nhận đảm bảo tiêu chuẩn ATVSTP cho các cơ sở ăn uống, xử lý nghiêm trường hợp vi phạm. Bên cạnh đó cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể các cấp cần tích cực vận động  toàn dân thực hiện hiệu quả công tác VSATTP, phòng chống hiệu quả bệnh tiêu chảy cấp và các bệnh truyền nhiễm khác có liên quan đến thực phẩm.

- Xin cảm ơn ông!  

Minh Đức (thực hiện)

Các tin khác

YBĐT - Tính đến 30/4/2009, trên địa bàn thành phố Yên Bái có 876 người nhiễm HIV, trong đó 137 trường hợp chuyển sang giai đoạn AIDS, 46 người tử vong do AIDS.

Thành phố Yên Bái: Khuyến cáo cộng đồng trong phòng chống các dịch cúm/ Lục Yên: Triển khai hoạt động hè 2009

Lũ quét làm hư hại và tắc nghẽn đường giao thông vào các xã Yên Na, Yên Tĩnh, Yên Hòa.

Ngày 27.5, tin từ UBND H.Tương Dương, tỉnh Nghệ An: một cơn lũ quét đã bất ngờ xảy ra tại huyện này vào đêm 26.5 làm 5 người chết và gây thiệt hại nhiều tài sản.

Mô hình 150 con lợn của gia đình chị Vân là một điển hình về làm kinh tế giỏi của thị trấn Thác Bà.

YBĐT - Với 558 hội viên sinh hoạt ở 8 chi hội cơ sở, những năm qua hội phụ nữ thị trấn Thác Bà (huyện Yên Bình) luôn đẩy mạnh phong trào phụ nữ học tập, áp dụng những tiến bộ KHKT vào sản xuất. Với cách làm đó, trong Hội đã xuất hiện nhiều mô hình phát triển kinh tế cho thu nhập cao, góp phần giảm số hộ đói, hộ nghèo trong toàn thị trấn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục