Để có nhiều tác phẩm văn học về đề tài lịch sử của địa phương
- Cập nhật: Thứ năm, 11/6/2009 | 12:00:00 AM
YênBái - YBĐT - Ở Yên Bái, ba mươi năm trở lại đây, lịch sử và kháng chiến đã được nhiều tác giả văn học để tâm suy nghĩ, sáng tạo thông qua ngòi bút sáng tác của mình và ít nhiều họ đã thành công.
Văn nghệ sĩ Yên Bái đi thực tế sáng tác tại Mũi Cà Mau.
|
Những người tâm huyết ấy phải kể đến Hoàng Hạc, Xuân Nguyên, Địch Ngọc Lân, Trần Cao Đàm, Ngọc Bái, Lê Quốc Hùng, Hoàng Thế Sinh…
Một Sông gọi ghi dấu công trình thuỷ điện đầu tiên của đất nước, Ngôi đình Bản Trang, Bến Ngòi, Lời cất lên từ đất đậm đặc chất liệu sử thi… Con người huyền thoại thời Hùng Vương phảng phất dã sử. Bụi hồ khắc khoải một thời.
Cũng theo dòng lịch sử và kháng chiến ấy, tôi đã viết Kỷ vật cuối cùng, Chim ri núi, Tướng quân Nguyễn Quang Bích, Gió Mù Cang Chải, rồi Chánh tổng Lương ca Trần Đình Khánh, Giàng Nủ Lử và những người đẹp Mường Lò, gần đây là Vượt rừng (Tiểu thuyết). Tôi vẫn tự thấy mình còn món nợ lớn với đồng bào các dân tộc và nhất là với lịch sử quê hương. Có lẽ đó cũng là tâm tư của nhiều người cầm bút cùng thế hệ.
Đã qua nhiều thế kỷ, cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ hai gắn liền với những danh tướng Trần Nhật Duật, Hà Chương và vùng đất Thu Vật, rồi khởi nghĩa Cần Vương, đặc biệt là Chiến khu Vần và Cách mạng tháng Tám, chiến dịch Tây Bắc - Nghĩa Lộ, đường vào chiến dịch Điện Biên Phủ và rồi sức người, sức của của quân và dân Yên Bái “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” những năm 60, 70 thế kỷ trước. Những “tên tuổi lớn” ấy còn vắng hẳn ngoài đời với tư cách tác phẩm văn học. Thật là điều buồn, đáng để bao nhiêu người suy nghĩ: suy nghĩ trước lịch sử, trước thế hệ mai sau.
Ba mươi năm với Hội Văn học nghệ thuật Yên Bái là một đoạn đường không ngắn, đủ thời gian để có thể hình thành, khai thác, sáng tạo những tác phẩm văn học trở nên ấn tượng nếu như có một định hướng rõ ràng, một sự hỗ trợ có trọng tâm. Khi nhà văn Ma Văn Kháng viết “Đồng bạc trắng hoa xoè” là ông đã chuẩn bị tư liệu rất kỹ, cuối tác phẩm ông ghi “Kỷ niệm 20 năm ngày giải phóng Lao Cai”; nhà văn Mạc Phi viết Rừng động (Sơn La) cũng vậy.
Cố nhiên viết văn có chủ đề phụ thuộc vào sở trường, sở thích và nguồn cảm hứng của tác giả nhưng sự nung nấu là rất quan trọng. Sự thai nghén sâu sẽ góp phần làm cho tác phẩm thành công. Điều nữa tôi muốn nói là sự ảnh hưởng của tác phẩm lịch sử.
Một cuốn truyện lịch sử “đứng” được, nó không chỉ làm chức năng của một tác phẩm văn học thông thường mà nó còn là bài học lịch sử bằng văn học cho nhiều thế hệ. Truyện dài “Kỷ vật cuối cùng” của tôi được các nhà làm sách chọn đưa vào giảng dạy trong chương trình văn học địa phương khối trung học cơ sở là vinh dự của bản thân nhưng cũng là rất cần thiết đối với tuổi học đường. Mong sao sẽ có nhiều “kênh” quảng bá tác phẩm văn học về đề tài lịch sử, đề tài kháng chiến và chiến tranh đến được với công chúng.
Hà Lâm Kỳ
Các tin khác
YBĐT - Đến nay, Yên Bái đã xếp hạng được 33 di tích lịch sử văn hoá, trong đó có 09 di tích cấp quốc gia, 24 di sản cấp tỉnh và 02 di tích danh thắng cấp quốc gia.
YBĐT - Huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) vừa tổ chức triển khai Quyết định số 71 ngày 29/4/2009 của Chính phủ về công tác xuất khẩu lao động (XKLĐ) giai đoạn 2009 - 2020.
YBĐT - Thành phố Yên Bái đã xuất hiện bệnh nhân tiêu chảy cấp nguy hiểm đầu tiên. Đó là anh Phạm Hồng Đạo, 37 tuổi, sinh sống tại Hà Nội lên Yên Bái thăm thân nhân tại tổ 33, phường Nguyễn Phúc.
YBĐT - Hưởng ứng Chiến dịch thanh niên – học sinh – sinh viên tình nguyện hè 2009, vừa qua, tại xã Động Quan, Huyện đoàn Lục Yên (Yên Bái) đã tổ chức lễ ra quân với hơn 1.200 đoàn viên, hội viên, thanh niên toàn huyện tham gia.