Bình Thuận làm gì để việc phòng ngừa xâm hại trẻ em hiệu quả?

  • Cập nhật: Thứ năm, 18/6/2009 | 12:00:00 AM

YBĐT - Những năm vừa qua, công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em ở xã Bình Thuận (Văn Chấn - Yên Bái) chưa thực sự được quan tâm. Mặc dù địa phương đã xây dựng được Chương trình hành động vì trẻ em giai đoạn 2006 – 2010, song việc triển khai thực hiện chưa hiệu quả, bởi sự phối hợp giữa cấp uỷ, chính quyền, gia đình, nhà trường và xã hội chưa tạo được mối liên kết chặt chẽ.

Tư vấn chuyển đổi ngành nghề cho lao động nữ vùng nông thôn tại các địa phương trong tỉnh.
Tư vấn chuyển đổi ngành nghề cho lao động nữ vùng nông thôn tại các địa phương trong tỉnh.

Hàng năm, Bình Thuận đều có trẻ bị tử vong, tai nạn thương tích. Đặc biệt, sau khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc sáp nhập, giải thể Ủy ban Dân số GĐ&TE thì công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em ở  địa phương này dường như đã có lúc bị lãng quên. Chỉ đến khi vụ một bé gái bị hiếp dâm tập thể vào cuối năm 2007 xảy ra thì hồi chuông báo động về tình trạng xâm hại trẻ em ở Bình Thuận mới khiến những người có trách nhiệm quan tâm.

Bà Vũ Thị Diêm - cán bộ chuyên trách dân số xã cho biết, thực hiện Quyết định số 19/2004/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang, trẻ bị xâm hại tình dục, trẻ phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại nguy hiểm giai đoạn 2004 - 2010, Ban Dân số xã đã phối hợp với cấp uỷ, chính quyền xây dựng chương trình hành động cụ thể về các vấn đề chăm sóc, bảo vệ trẻ trước mối nguy hại từ xã hội.

Với mong muốn giảm thiểu và chấm dứt tình trạng trẻ bị tai nạn thương tích, tử vong.  Với những thôn, bản xa trung tâm, giao thông đi lại và điều kiện kinh tế khó khăn,  Ban Dân số xã chủ động phối hợp với Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, đặc biệt là các gia đình có em nhỏ tổ chức tuyên truyền về quyền và nghĩa vụ của trẻ em, trách nhiệm của gia đình trong việc giáo dục con cái. Từ những buổi sinh hoạt lồng gắn tuyên truyền tại thôn xóm và trong nhà trường đã giúp các em gái có kiến thức cơ bản để biết cách tự bảo vệ mình trước những nguy cơ bị xâm hại sức khoẻ, tình dục.

Được biết, ngay sau khi nhận được kế hoạch nghỉ hè của học sinh, Ban Dân số xã đã thống kê đầy đủ số trẻ từ 16 tuổi trở xuống, phối với chính quyền địa phương giao trách nhiệm quản lý cho bí thư chi đoàn tại các thôn xây dựng chương trình, tổ chức sinh hoạt hè cho thanh thiếu nhi nhằm thu hút các em tham gia sinh hoạt. Đặc biệt, Đoàn xã sẽ có kế hoạch báo cáo đầy đủ, kịp thời những chi đoàn không sinh hoạt để có biện pháp xử lý kịp thời.

Tuy nhiên, đó chỉ là những đánh giá chủ quan từ phía cấp uỷ, chính quyền địa phương. Nhưng khi tìm hiểu thực tế thì công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em ở Bình Thuận thì thấy vẫn còn nhiều vấn đề đáng phải bàn.

Theo số liệu thống kê của Ban Dân số xã thì Bình Thuận là một trong những địa phương có tỷ lệ trẻ em bị thiểu năng trí tuệ, trẻ có hoàn cảnh khó khăn tương đối cao. Trong tổng số 1.036 trẻ từ 0 – 16 tuổi thì có tới  45 trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trong đó có 19 trẻ mồ côi, 2 trẻ mồ côi cả cha lẫn mẹ, 18 trẻ khuyết tật, 15 trẻ thiểu năng trí tuệ. Trong số đó chỉ có 2 trẻ mồ côi cả cha lẫn mẹ được Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ xã nhận đỡ đầu, còn những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn khác thì địa phương cũng chỉ thăm hỏi tặng quà vào những dịp lễ tết, năm học mới… Và dù địa phương đã kêu gọi các đơn vị hảo tâm giúp đỡ những trẻ em bị thiểu năng trí tuệ, song đến nay vẫn chưa có tổ chức, cá nhân hay đơn vị nào vào cuộc. Mặt khác, dù địa phương đã hoàn thành chương trình phổ cập THCS vào tháng 8 năm 2003, song hàng năm tỷ lệ lệ trẻ bỏ học vẫn tương đối cao: năm học 2007 – 2008, khối THCS có 9 trẻ bỏ học, khối tiểu học có 5 trẻ bỏ học.

Để công tác phòng chống xâm hại trẻ em tại Bình Thuận đạt hiệu quả, nên chăng cấp uỷ, chính quyền địa phương cần đánh giá đúng mức để có những biện pháp tích cực, hiệu quả trong việc tuyên truyền phòng chống xâm hại trẻ em, nhất là đối tượng trẻ em gái. Cần thiết phải trang bị cho các em những kiến thức cơ bản để tự biết cách bảo vệ mình trước những mối nguy hại từ xã hội. Và cần hơn là sự chung tay của các tổ chức đoàn thể, gia đình, nhà trường và cộng đồng trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ em.

Thanh Tân

Các tin khác

Ngày 16/6, Bộ GD-ĐT đã công bố dự thảo thông tư quy định về đồng phục và lễ phục tốt nghiệp của học sinh, sinh viên. Theo đó, nữ sinh có thể sử dụng đồng phục áo dài hoặc áo váy, nhưng váy phải trùm qua gối, không được quá ngắn. Còn chọn áo dài thì chỉ thực hiện đối với nữ sinh từ bậc THPT. Đồng thời, cả nam sinh và nữ sinh không được phép dùng dép lê...

Trước ngày 25/6 tới, các Sở Giáo dục và Đào tạo hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời, trả học bạ và các loại giấy chứng nhận (bản chính) cho thí sinh.

Ngày 17-6, Bộ Tài chính ban hành thông tư hướng dẫn thực hiện hỗ trợ thay thế xe công nông, xe lôi máy, xe cơ giới ba bánh, xe thô sơ ba, bốn bánh thuộc diện bị đình chỉ tham gia giao thông theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Hồi 7 giờ ngày 18-6, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 17,8 đến 18,8 độ Vĩ Bắc; 116,3 đến 117,3 độ Kinh Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6, cấp 7 (tức là từ 39 đến 61 km một giờ), giật cấp 8, cấp 9.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục