Một vũ khí quan trọng trong công tác phòng chống HIV/AIDS

  • Cập nhật: Thứ sáu, 17/7/2009 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Công cuộc phòng chống HIV/AIDS trong thời gian qua đã đạt được nhiều thành quả, đó là những kinh nghiệm quý báu góp phần thực hiện có hiệu quả những hoạt động đẩy lùi đại dịch HIV/AIDS trước những thách thức, khó khăn trong thời gian tới.

Đội thông tin lưu động tỉnh biểu diễn tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS tại các xã vùng cao Văn Chấn.
Đội thông tin lưu động tỉnh biểu diễn tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS tại các xã vùng cao Văn Chấn.

Theo báo cáo của Cục phòng chống HIV/AIDS, đến nay cả nước có khoảng 170 ngàn người nhiễm HIV/AIDS. Người nhiễm HIV/AIDS có ở 100% tỉnh, thành phố, quận, huyện và gần 70% số xã, phường trong cả nước. "Gần 30 năm qua cũng là khoảng thời gian mà các quốc gia trên thế giới và các nhà khoa học trên toàn cầu đầu tư nhiều thời gian và tiền bạc, tiêu tốn nhiều công thức và trí tuệ nhằm tìm ra phương cách hữu hiệu nhất để ngăn chặn và đẩy lùi đại dịch HIV/AIDS. Nhưng cho đến nay, chúng ta vẫn chưa tìm được văcxin đặc hiệu để phòng bệnh và cũng chưa tìm được thuốc đặc hiệu để trị căn bệnh này. Vì vậy, công tác thông tin - giáo dục - truyền thông vẫn là một vũ khí hiệu quả nhất trong công tác phòng chống HIV/AIDS hiện nay", theo bác sỹ Đặng Quốc Việt - Giám đốc Trung tâm Truyền thông - giáo dục sức khoẻ Trung ương.

Trong thời gian qua, các hoạt động thông tin - giáo dục - truyền thông đã được triển khai khá tốt với sự tham gia của hầu hết các ban, ngành, đoàn thể và đặc biệt là sự vào cuộc của các cơ quan thông tin đại chúng đã góp phần không nhỏ trong việc nâng cao hiểu biết của người dân về kiến thức cũng như kỹ năng phòng lây nhiễm HIV/AIDS, giảm dần sự kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS và gia đình họ.

Thông tin - giáo dục - truyền thông còn góp phần nâng cao trách nhiệm và sự quan tâm của các cấp, các ngành, thu hút dư luận xã hội ủng hộ cho các hoạt động về phòng chống HIV/AIDS, duy trì bền vững những thành quả đã đạt được, đồng thời góp phần định hướng cho mọi người thực hiện pháp luật và các chính sách phòng chống HIV/AIDS, kết nối và thúc đẩy các dịch vụ về dự phòng lây nhiễm HIV, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị cho người nhiễm HIV và các dịch vụ hỗ trợ về kinh tế xã hội khác, tạo môi trường thuận lợi cho mọi người duy trì việc thực hiện các hành vi an toàn.

Ông Hoàng Hữu Lượng - Cục trưởng Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông nhận định: "Có lẽ không có một sức mạnh nào bằng dư luận và cũng không có một công cụ nào tạo nên dư luận và hướng dẫn dư luận lợi hại như thông tin - truyền thông. Điều quan trọng trong cuộc đấu tranh phòng chống HIV/AIDS là truyền thông không chỉ nêu thực trạng tình hình, không chỉ phê phán một chiều mà còn hướng dẫn tổ chức thực hiện, nêu ra những biện pháp, giải pháp cụ thể để ngăn chặn sự gia tăng của HIV/AIDS.

Chính những giải pháp, biện pháp đó đã góp phần tích cực trong việc làm chuyển đổi nhận thức, thay đổi hành vi đối với HIV/AIDS, góp phần hạn chế sự gia tăng của đại dịch này ở nước ta". Trong phạm vi ngành y tế, lực lượng truyền thông tham gia phục vụ công tác tuyên truyền, giáo dục phòng chống HIV/AIDS rộng khắp và có ưu thế về chuyên môn.

Các sở y tế đều có trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe là cơ quan ngôn luận của ngành, các trung tâm y tế dự phòng tuyến tỉnh có mối quan hệ chặt chẽ, trong đó trung tâm phòng chống HIV/AIDS là đơn vị chuyên môn quan trọng nắm giữ và quản lý những thông tin, số liệu về HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh, là nơi triển khai các hoạt động về công tác phòng chống HIV/AIDS của địa phương, phối hợp chặt chẽ với trung tâm truyền thông - giáo dục sức khỏe tỉnh, các cơ quan thông tin đại chúng như báo, đài tạo thành một hệ thống tuyên truyền hiệu quả cho công tác phòng chống HIV/AIDS; huy động tốt các lực lượng truyền thông đại chúng tham gia công tác tuyên truyền, giáo dục phòng chống HIV/AIDS sẽ tạo sự chuyển biến tích cực, hiệu quả, từ đó làm thay đổi hành vi.

Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết, văn bản pháp luật về phòng chống HIV/AIDS. Để đưa những nội dung quan trọng đó đến được với đối tượng, truyền thông đại chúng là một kênh quan trọng. Nhiều bài viết trên báo chí, phát thanh, truyền hình đã phân tích được thực trạng tình hình, phê phán những mặt tiêu cực, giúp cho mọi người thấy rõ những hậu quả quan trọng do các tệ nạn xã hội gây ra, coi đó là nguyên nhân chính dẫn đến HIV/AIDS.

Truyền thông đại chúng cũng đã biểu dương cổ vũ những nhân tố tích cực, các điển hình tiên tiến trong lĩnh vực phòng chống HIV/AIDS, kết hợp giữa xây và chống, coi trọng công tác phòng ngừa. Một thế mạnh mang tính đặc thù của truyền thông đại chúng là công cụ tạo nên dư luận xã hội và hướng dẫn dư luận xã hội trong việc tham gia đấu tranh phòng chống HIV/AIDS.

Dẫn chứng cụ thể là trong lĩnh vực phòng chống tệ nạn xã hội và giáo dục văn hóa tình dục cho vị thành niên và thanh niên Việt Nam, việc tạo nên dư luận đồng tình hoặc phản đối, việc hướng dẫn dư luận xã hội theo hướng nào là hết sức quan trọng. Và chính truyền thông đại chúng đã tạo nên dư luận phản đối nạn mua bán dâm, nghiện hút, tiêm chích ma túy, nguy cơ dẫn đến căn bệnh thế kỷ. Chính truyền thông cũng tạo nên dư luận xã hội quan tâm đến những người bị lây nhiễm HIV/AIDS, làm cho họ không mặc cảm, không bị cộng đồng xa lánh. Từ những thế mạnh của mình, truyền thông đại chúng hướng dẫn, tổ chức cho toàn xã hội tham gia phòng chống HIV/AIDS.

Công cuộc phòng chống HIV/AIDS trong thời gian qua đã đạt được nhiều thành quả, đó là những kinh nghiệm quý báu góp phần thực hiện có hiệu quả những hoạt động đẩy lùi đại dịch HIV/AIDS trước những thách thức, khó khăn trong thời gian tới. Vai trò của truyền thông nói chung và truyền thông đại chúng trong lĩnh vực phòng chống HIV/AIDS là hết sức quan trọng. Chúng ta cần thấy được những thế mạnh đó để tận dụng và huy động tốt các lực lượng truyền thông tham gia vào công tác tuyên truyền, giáo dục phòng chống HIV/AIDS.

Thương Sơn

Các tin khác

Ngày 14-7, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện số 1133/CĐ-TTg yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các ngành, UBND các cấp phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng thực hiện nghiêm túc Quyết định số 1002/2009/QĐ-CTN ngày 8-7-2009 của Chủ tịch nước về đặc xá năm 2009 (đợt 2) và Hướng dẫn số 129/HĐTVĐX ngày 10-7-2009 của Hội đồng tư vấn đặc xá.

Tính đến chiều 16-7, Bộ Y tế có thông báo cho biết, Việt Nam đã ghi nhận 338 trường hợp dương tính với cúm A/H1N1.

Đồng bào Mông xã Bản Công, huyện Trạm Tấu làm đường giao thông.

YBĐT - Với nhiệm vụ được giao, Ban Dân vận Tỉnh ủy Yên Bái đã xây dựng kế hoạch số 29/KH-BDV, ngày 19/12/2008 về việc phối hợp công tác vận động quần chúng tham gia phát triển kinh tế – xã hội Trạm Tấu gồm 17 sở, ban, ngành của tỉnh; chỉ đạo các tổ chức đoàn thể xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai Nghị quyết 03 theo kế hoạch phối hợp; xây dựng quy chế phối hợp công tác vận động quần chúng tham gia phát triển kinh tế – xã hội Trạm Tấu...

Nữ thanh niên dân tộc Tày vùng cao tìm hiểu kiến thức pháp luật qua sách báo.

YBĐT - Là lực lượng chính xung kích trong các hoạt động phong trào của mỗi cơ sở, ngay trong 6 tháng đầu năm 2009, Hội Liên hiệp thanh niên (LHTN) và tổ chức Đoàn từ tỉnh đến cơ sở đã khắc phục khó khăn, thi đua lao động giành được nhiều kết quả cao trên các lĩnh vực hoạt động phong trào Hội, tạo bước tiến quan trọng cho hành trình về đích cuối năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục