Cấp bách nhà ở bán trú cho học sinh vùng cao

  • Cập nhật: Thứ bảy, 17/10/2009 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Khi học hết bậc tiểu học, thậm trí mới lớp 4, lớp 5, những học sinh từ những điểm trường lẻ phải đến lớp học ở trung tâm xã. Cách nhà năm bảy cây số đi bộ, việc tạm bợ trong những lều nương của gia đình vẫn được coi là một giải pháp mà các gia đình thực hiện để con em họ học lên cao hơn nữa.

Đồng bào Mông thường làm nhà trên núi cao, mùa vụ tới xuống nơi thấp hơn nơi, nơi thuận lợi về nguồn nước để làm ruộng. Cái lều nương được dựng lên làm nơi gia đình nghỉ ngơi lúc mặt trời đứng bóng hoặc qua đêm. Nhưng nhiều cái lều nương đã trở thành nơi tá túc của những học trò chịu khó xuống núi tìm chữ.

 

Khi học hết bậc tiểu học, thậm trí mới vào lớp 5, những học sinh từ những điểm trường lẻ phải đến lớp học ở trung tâm xã. Cách nhà năm bảy cây số đi bộ, việc tạm bợ trong những lều nương của gia đình vẫn được coi là một giải pháp mà các gia đình thực hiện để con em họ học lên cao hơn nữa. Song ở tuổi như các em, lại ăn ở như vậy trong điều kiện thời tiết vùng cao không lấy gì là thuận lợi chắc hẳn ít ai có thể yên lòng.

 

Cái lều nương này không chỉ là chỗ nghỉ ngơi, mà nó đã trở thành nơi tá túc hàng năm trời của những em cần cái chữ.

 

Thực tế việc tổ chức nhà ở bán trú cho học sinh ở xa đã được huyện Mù Cang Chải triển khai cách đây hàng chục năm. Nhưng với nhận thức tích cực của người dân trong việc cho con em đến trường cũng như kết quả mà giáo dục vùng cao đạt được thì hệ thống bán trú cho học sinh không còn khả năng đáp ứng. Hiện nay huyện Mù Cang Chải có nhu cầu chỗ ở bán trú cho khoảng 3.000 học sinh, chủ yếu là học sinh lớp 4 đến hết THCS.

 

Đến Trường Phổ thông cơ sở xã Khao Mang, người ta khó có thể tưởng tượng cái phòng ở khoảng 15 mét vuông lại là chỗ ở cho trên hai chục học sinh. Chật chội nhưng các em vẫn mang rau, mang gạo và cả củi lửa về đây học tập. Có gia đình 2 - 3 anh em kéo nhau về đây ở và đi học.  

Dù chật chội, nhưng ở những chỗ được ở nhà bán trú các em cũng có điều kiện học tốt hơn

Bài toán duy trì tỷ lệ chuyên cần vẫn luôn thách thức nhà trường cũng như chính quyền các xã ở huyện Mù Cang Chải. Làm sao huy động được trẻ ra lớp đã vô vàn khó khăn, việc giữ các em ở lại với lớp học, để vừa dạy kiến thức, dạy nếp sinh hoạt cho các em lại muôn phần nan giải.

 

Các hình thức xã hội hóa giáo dục đã được người dân tham gia tối đa, nhưng đời sống kinh tế của mỗi gia đình ở nơi được xếp vào số các huyện nghèo của cả nước thì những gì họ bỏ ra không thấm thía gì so với nguyện vọng chính đáng của con em. Và họ vẫn phải trông dựa vào Nhà nước.

 

Đã đến lúc chuyện nhà ở bán trú cho học sinh đã trở nên rất cấp bách. Trong hàng loạt vấn đề đang thực hiện để xóa nghèo nhanh và bền vững ở 62 huyện đặc biệt khó khăn của cả nước, thì đây có thể là một trong nhưng ưu tiên hàng đầu góp phần làm cho Nghị quyết 30a của Chính phủ sớm đạt mục tiêu trên địa bàn huyện Mù Cang Chải.

 

Quang Tuấn

Các tin khác

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương, ngày 16-10 áp thấp nhiệt đới đã gây ra gió mạnh cấp 6, giật cấp 8-9 phía nam quần đảo Hoàng Sa.

YBĐT - Trên 2.300 lượt người ở Mù Cang Chải được tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật / Huyện đoàn Văn Chấn tín chấp vay vốn trên 2,5 tỷ đồng cho đoàn viên thanh niên

Thi công phần móng công trình Trường mầm non Bình Minh (thị trấn Yên Bình).

YBĐT - Năm 2008, huyện Yên Bình (Yên Bái) làm chủ đầu tư xây dựng 7 công trình kiên cố hoá trường, lớp học và nhà công vụ giáo viên, trong đó có 32 phòng học và 3 phòng công vụ giáo viên, tổng vốn đầu tư trên 11 tỷ đồng.

YBĐT - Văn Chấn có 1169 hộ được hỗ trợ nhà ở theo Quyết định 167 / Hội Phụ nữ tỉnh trao 4 nhà “Mái ấm tình thương” cho phụ nữ Trạm tấu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục