Tăng cường hoạt động kiểm tra giáo dục

  • Cập nhật: Thứ năm, 22/10/2009 | 12:00:00 AM

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận khẳng định như vậy trong buổi họp báo thông báo kết quả kiểm tra công tác chuẩn bị năm học mới tổ chức chiều ngày 21- 10 tại Hà Nội.

Trong buổi họp báo, đại diện Văn phòng, Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo, Vụ giáo dục Đại học đã thông báo tình hình kiểm tra thực hiện nhiệm vụ năm học 2009- 2010 tại 11 tỉnh, thành phố và 12 cơ sở giáo dục đại học đồng thời trả lời các câu hỏi của báo chí chung quanh hoạt động của trường đại học Phan Thiết và một số cơ sở giáo dục khác.

Từ ngày 12 đến ngày 20- 10, Bộ Giáo dục và đào tạo đã thành lập 4 đoàn kiểm tra tại 11 tỉnh, thành phố; 3 đoàn kiểm tra tại 11 cơ sở giáo dục đại học. Nội dung kiểm tra đối với các tỉnh, thành phố gồm tình hình triển khai thực hiện phong trào thi đua Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực với việc phối hợp thực hiện “3 đủ” (đủ ăn, đủ quần áo, đù sách vở cho học sinh; việc tổ chức thực hiện ba công khai (công khai cam kết chất lượng giáo dục và chất lượng giáo dục thực tế, công khai điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục, công khai thu, chi tài chính); tình hình học sinh bỏ học và các giải pháp khắc phục; việc thực hiện Chỉ thị 39-CT/TƯ của Bộ Chính trị về việc tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước. Đối với các cơ sở giáo dục đại học, nội dung kiểm tra tập trung vào việc thực hiện nhiệm vụ đầu năm học 2009- 2010, thực hiện quy chế ba công khai và công tác tuyển sinh năm học 2009- 2010.

Kết quả kiểm tra cho thấy, nhìn chung các sở giáo dục và đào tạo đã tiếp tục triển khai tốt và có thêm nhiều sáng kiến trong thực hiện phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực; phát động quyên góp quần áo, sách vở, đồ dùng học tập giúp đỡ học sinh khó khăn. Hầu hết các cơ sở giáo dục tại các địa phương được kiểm tra đều thực hiện tốt các nội dung công khai thông qua các hình thức như họp hội đồng giáo viên, họp hội phụ huynh học sinh, niêm yết công khai các biểu mẫu trong nhà trường, cơ sở giáo dục.

Một số kết quả kiểm tra

* Với các cơ sở giáo dục đại học:

- Năm học 2009- 2010, các trường được kiểm tra đều thực hiện thu học phí bậc đại học ở mức trần là 240.000đ/tháng/sinh viên, riêng ĐH Vinh thu 235.000đ/tháng, trường ĐH Công nghiệp TP Hồ Chí Minh không tăng học phí so với năm trước (tương đương 2,4 triệu đồng/năm/sinh viên nhưng lại thu thêm kinh phí hỗ trợ đào tạo là 1,6 triệu đồng/năm/sinh viên.

- Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng chưa công khai mức thu học phí và các khoản đóng góp trên website của trường, chưa xây dựng cụ thể danh mục đầu tư từ nguồn tăng học phí.

- Phần lớn các trường đều tuyển sinh hệ đại học chính quy dưới mức chỉ tiêu; chỉ có trường ĐH Hàng hải đạt 101,4% (2837/2800); trường ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh đạt 105,23% (5051/4800); ĐH quốc gia TP Hồ Chí Minh đạt 101% (12.093/12.015). Tuy nhiên, đối với hệ cao đẳng, phần lớn các trường đều tuyển sinh vượt chỉ tiêu khá nhiều.

* Với các sở giáo dục và đào tạo:

- Tỉnh Lạng Sơn vận động giáo viên dạy phụ đạo cho học sinh yếu 2 tiết/tuần không tính thù lao. Lớp học được lấy tên là lớp bồi dưỡng chuẩn kiến thức, giúp học sinh tránh mặc cảm, tự nguyện tham gia lớp học.

- Từ tháng 9- 2009, Quảng Ninh trợ cấp cho học sinh nội trú dân nuôi 200.000đ/tháng/em và chi phụ cấp cho giáo viên quản lý học sinh nội trú.

Về tình hình học sinh bỏ học, hầu hết các tỉnh đã thường xuyên thống kê, cập nhật số học sinh bỏ học và có nhiều biện pháp vận động học sinh trở lại trường. Tại các tỉnh có đoàn đi kiểm tra, nhìn chung sở giáo dục và đào tạo đã chỉ đạo các trường ngay từ đầu năm học rà soát, phân loại đối tượng học sinh, tìm hiểu lý do bỏ học để có giải pháp khắc phục phù hợp. Đối với học sinh có học lực yếu, kém, các sở đã chỉ đạo trường tăng cường bồi dưỡng, phụ đạo trong năm học. Những học sinh bỏ học do hoàn cảnh khó khăn, ngoài việc thực hiện các chế độ miễn, giảm học phí, các trường đã vận động, quyên góp hỗ trợ các khoản đóng góp, mua quần áo, sách vở, dụng cụ học tập. Tổ chức nhân rộng mô hình bán trú dân nuôi, xây dựng ký túc xá cho những học sinh ở quá xa trường học…

Đối với các cơ sở giáo dục đại học, kết quả kiểm tra cho thấy, đa số đã công khai thu, chi tài chính trên website của trường, công khai qua các văn bản đến các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan  trong toàn trường nhưng chưa dán thông tin công khai trong trường để phụ huynh học sinh, sinh viên, giáo viên giám sát.

Các đoàn kiểm tra đã nhìn nhận một số hạn chế từ 12 cơ sở giáo dục đại học như: chưa tính toán được số học phí trong thực tế và chưa có kế hoạch cụ thể cho các mức chi từ nguồn thu được do tăng mức học phí; chưa có mức thu học phí thống nhất cho đào tạo theo tín chỉ giữa các trường; số học phí thu tăng được chủ yếu được dùng chi cho con người và đầu tư cơ sở vật chất, chưa lưu ý đến việc tập trung nâng cao năng lực, trình độ cho đội ngũ cán bộ, giảng viên. Đáng chú ý là một số cơ sở đào tạo chưa xây dựng được đánh giá “chuẩn đầu ra”; một số cơ sở đào tạo thiếu điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và học tập…

Chung quanh việc thành lập, mở mã ngành đào tạo, tuyển sinh, cơ sở vật chất, giảng viên của Trường Đại học Phan Thiết, những ngày gần đây một số tờ báo cho rằng có nhiều điểm chưa bảo đảm đúng quy định. Qua kiểm tra thực tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo kết luật trường đủ điều kiện thực hiện nhiệm vụ năm học 2009- 2010. Tuy nhiên, trường cũng còn một số hạn chế cần khắc phục như số lượng giáo trình, tài liệu tham khảo hạn chế so với quy mô tuyển sinh, một số phòng học không đủ ánh sáng, việc xếp thời khóa biểu chưa đúng với quy định của Quy chế đào tạo theo tín chỉ…

Để thực hiện tốt các nhiệm vụ năm học 2009- 2010, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các sở, các cơ sở giáo dục đào tạo làm tốt công tác xã hội trong việc miễn giảm học phí cho học sinh, sinh viên diện chính sách; có chính sách và cơ chế thu hút giáo viên giỏi về công tác ở phòng và sở giáo dục và đào tạo và thực hiện tốt công tác luân chuyển giáo viên; thực hiện đúng các nội dung và biểu mẫu của quy chế 3 công khai; nâng cao số lượng giảng viên có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ và cơ sở vật chất phục vụ việc giảng dạy và học tập…Thứ trưởng Phạm Vũ Luận khẳng định, thời gian tới, hoạt động kiểm tra trong giáo dục sẽ được tăng cường và công bố công khai. Bộ sẽ tiếp tục việc kiểm tra định kỳ đối với các sở giáo dục và đào tạo, các cơ sở đào tạo đại học mới đi vào hoạt động cũng như các cơ sở đã thành lập nhiều năm; tạo lập cơ chế để cơ quan quản lý đào tạo ở các địa phương cũng tham gia vào công tác kiểm tra.

(Theo NDĐT)

Các tin khác
Sự chung tay giúp đỡ của cộng đồng sẽ là nguồn lực mạnh mẽ xoá nhà dột nát cho người nghèo.

YBĐT - Với thu nhập chỉ đủ sống qua ngày thì chuyện xây một căn nhà mới, khang trang kiên cố đối với người nghèo chỉ là một giấc mơ. Thế nhưng giờ đây, bằng sự chung sức của cộng đồng, bằng nghĩa tình “lá lành đùm lá rách”, nhiều địa phương trong tỉnh Yên Bái đã huy động được nguồn lực để hỗ trợ người nghèo xây lên những ngôi nhà đại đoàn kết, mang đến một mái ấm chan chứa tình người.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) vừa có công văn yêu cầu các Sở LĐ-TB-XH ngừng cấp phát thẻ khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi từ ngày 1/10.

Chiều 21-10, tại cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống đại dịch cúm A/H1N1, TS Nguyễn Huy Nga, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng và môi trường cho biết: Bộ Y tế đã xây dựng 3 phương án trình Thủ tướng Chính phủ về việc tiêm sử dụng vaccine cúm A/H1N1 cho những đối tượng có nguy cơ cao.

Diễn tập tình huống cấp cứu cho bệnh nhân mắc cúm A/H1N1 tại Trạm Y tế xã Nga Quán (trấn Yên).

Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn Yên Bái tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp. Ngành y tế đã chủ động tăng cường nhiều biện pháp phòng, chống dịch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục