Trẻ em ở Phúc Sơn: Cần được quan tâm bảo vệ

  • Cập nhật: Thứ năm, 29/10/2009 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Nằm cách thị xã Nghĩa Lộ hơn 6 km, thế nhưng cuộc sống của 1.360 hộ dân ở xã Phúc Sơn, huyện Văn Chấn (Yên Bái) khác xa so với những gì mà người ta tưởng tượng. Cũng bởi quá lo toan với miếng cơm, manh áo nên nhiều gia đình ở đây thường phó mặc chuyện học tập của con cái mình cho nhà trường. Bởi vậy mà có đến gần 40% thanh niên trong xã không biết chữ. Đáng báo động liên tiếp trong 2 năm (2007 và năm 2008), trên địa bàn xã đều xảy ra tình trạng xâm hại tình dục trẻ em.

Cán bộ Trạm Y tế xã Phúc Sơn tư vấn cách chăm sóc, bảo vệ trẻ em cho các phụ nữ nuôi con nhỏ.
Cán bộ Trạm Y tế xã Phúc Sơn tư vấn cách chăm sóc, bảo vệ trẻ em cho các phụ nữ nuôi con nhỏ.

Chúng tôi tìm lãnh đạo UBND xã để mong có được câu trả lời thoả đáng thì chỉ nhận được những câu trả lời vòng vo, né tránh đại loại như: Muốn tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này, mời anh đếm trạm y tế xã gặp đồng chí chuyên trách dân số, vì bây giờ y tế đã trực tiếp quản lý đồng chí ấy. Theo lời giới thiệu chẳng mấy mặn mà ấy, chúng tôi tìm gặp cán bộ dân số xã. Cán bộ chuyên trách dân số không phải là nữ mà là một đồng chí nam giới đã gần 50 tuổi, ông là Lò Văn Hỏi.

Sau một hồi vò đầu, gãi tai với hàng loạt những lý do như: khó khăn về công tác, về nghiệp vụ, nào là với nam giới công việc này không phù hợp, bởi đối tượng cần tuyên truyền chủ yếu là phụ nữ, trẻ em nên rất khó tiếp cận và gần gũi các đối tượng; vì xã không còn người làm nên khi giao nhiệm vụ, mãi mới quen công việc và dù đã cố gắng, song hiệu quả tuyên truyền không cao vì công việc này lâu nay không phải của phái mày râu... ông Hỏi tâm sự: “Vì đặc thù của công việc, hơn nữa lại là nam giới nên việc tuyên truyền vận động đối tượng cũng có phần hạn chế. Bên cạnh đó, thiếu sự phối hợp thực hiện của các tổ chức đoàn thể ở địa phương, nhất là sự lơi lỏng quản lý của nhà trường và gia đình trong chăm sóc, giáo dục con em mình nên hàng năm Phúc Sơn vẫn có tới 4 - 5 trường hợp trẻ bị tai nạn thương tích.

Đặc biệt, do thiếu sự quản lý giáo dục của gia đình và nhà trường nên kiến thức về tình bạn, tình yêu trong giới trẻ ở Phúc Sơn còn rất hạn chế. Nhiều em học xong bậc THCS ở nhà rồi đi làm ăn xa, khi trở về mang theo lối sống buông thả, thậm chí có cả tệ nạn xã hội. Đáng buồn là năm 2007, trên địa bàn xã xảy ra vụ một bé gái 7 tuổi ở bản Thón bị hiếp dâm; tiếp đến năm 2008, một bé gái 13 tuổi ở thôn Noong Phai cũng bị xâm hại tình dục. 

Vụ việc đã giải quyết. Tuy nhiên vấn đề mà Phúc Sơn cần phải làm là đẩy mạnh tuyên truyền kiến thức chăm sóc, bảo vệ trẻ em đến các thôn vùng trọng điểm thì xã chưa làm được. Phúc Sơn có 9 thôn, bản với trên 80% là đồng bào dân tộc Thái nên còn nhiều hủ tục trong cách sống, nếp nghĩ còn nặng nề, trong khi đó việc tuyên truyền luật pháp về bảo vệ, chăm sóc trẻ em, cũng như trang bị cho các đối tượng thuộc lứa tuổi này các kiến thức về giới, tình dục, đặc biệt là cách tự bảo vệ mình trước các nguy cơ bị xâm hại lại chưa được chính quyền và ngành chức năng địa phương quan tâm chăm lo làm tốt.

Thực tế, việc chuyển đổi, sáp nhập chồng chéo nhiệm vụ, lại thiếu đi sự sâu sát của chính quyền và ngành chức năng địa phương ở Phúc Sơn đã và đang khiến trẻ em ở đây bị thiệt thòi. Theo như tâm sự của một số cán bộ y tế xã thì nam nữ thanh niên lứa tuổi vị thành niên có quan hệ tình dục trước hôn nhân ở Phúc Sơn không phải là hiếm. Nếu các em được quan tâm giáo dục tâm, sinh lý, sức khoẻ sinh sản tuổi mới lớn, có kiến thức và quan điểm đúng đắn, trong sáng về tình bạn, tình yêu thì chính các em sẽ biết tự biết cách bảo vệ mình tốt hơn.

 Lệ Thanh

Các tin khác

Năm nay, Việt Nam đứng ở vị trí thứ 77 trong bảng xếp hạng Chỉ số thịnh vượng 2009 (Prosperity Index) do Viện Nghiên cứu Chính trị Legatum tại London, Anh, đưa ra.

Bộ GD-ĐT vừa có văn bản gửi các học viện, trường ĐH-CĐ trong cả nước về việc thực hiện quy chế công khai đối với cơ sở GD ĐH. Theo đó, trong năm học 2009-2010, tất cả trường ĐH-CĐ, học viện phải thực hiện “3 công khai” về cam kết chất lượng giáo dục và chất lượng thực tế, điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục và công khai thu chi tài chính.

Phát hiện, xử lý kịp thời những sai phạm trong thực hiện pháp luật lao động góp phần đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người lao động.

YBĐT - Qua thanh tra cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp chưa xây dựng được thoả ước lao động, nội qui lao động, hoặc có xây dựng nhưng lại chưa đăng ký với cơ quan lao động theo qui định, nội dung thì sơ sài. Công tác báo cáo định kỳ về tình hình sử dụng lao động, tai nạn lao động của nhiều doanh nghiệp thực hiện chưa nghiêm...

Theo quy định mới nhất về chế độ làm việc của giáo viên phổ thông do Bộ GD-ĐT vừa ban hành, thời gian làm việc của giáo viên phổ thông là 42 tuần/năm, trong đó có 35-37 tuần dành cho việc giảng dạy và hoạt động giáo dục, tùy theo chương trình giáo dục tiểu học hoặc giáo dục trung học.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục