Số ca mắc cúm A/H1N1 tại Việt Nam giảm rõ rệt

  • Cập nhật: Thứ năm, 14/1/2010 | 8:11:16 AM

Chiều 13-1, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống đại dịch cúm ở người đã họp tại Bộ Y tế. PGS-TS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ cho biết, hiện số ca mắc cúm A/H1N1 ghi nhận ở 15 điểm giám sát đã giảm hẳn.

Theo dõi bệnh nhân nghi nhiễm cúm A/H1N1 tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn.
Theo dõi bệnh nhân nghi nhiễm cúm A/H1N1 tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn.

Trong tổng số 11 mẫu viêm phổi nặng nghi nhiễm cúm A/H1N1 mà Viện nhận được thì chỉ 4 trường hợp có kết quả dương tính với cúm A/H1N1. Trong tuần, theo ông Trần Quý Tường, Phó Cục trưởng Cục Khám chữa bệnh (Bộ Y tế), các bệnh viện ghi nhận 923 trường hợp, trong đó còn 55 ca chưa xuất viện nhưng không có trường hợp nặng.

Trao đổi với báo chí, Thứ trưởng Bộ Y tế Trịnh Quân Huấn cũng khẳng định, đến thời điểm này, dịch cúm A/H1N1 đã không nguy hiểm như dự báo ban đầu. Tỷ lệ tử vong tại Việt Nam được công bố là 0, 45%. Tỷ lệ tử vong do cúm H1N1 đại dịch tương đương, thậm chí thấp hơn so với cúm mùa thông thường ở từng thời điểm khác nhau.

Trước câu hỏi đặt ra, nếu đúng dịch cúm A/H1N1 bị thổi phồng thì Việt Nam đã bị lãng phí bao nhiêu tiền, Thứ trưởng Trịnh Quân Huấn cho biết, theo kế hoạch phòng, chống đại dịch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì ngân sách phòng, chống dịch của 63 địa phương do Bộ Tài chính trực tiếp chuyển.

Riêng ngành y tế được cấp khoảng hơn 100 tỷ đồng, số tiền đó dùng để mua trang thiết bị, máy móc, đặc biệt là máy thở. Những trang thiết bị này được đầu tư cho các bệnh viện tuyến huyện nên ngoài phục vụ công tác chống dịch cúm A/H1N1 có thể sử dụng trong việc điều trị nhiều bệnh khác. Tuy nhiên, nhiều thiết bị mặc dù đã đấu thầu xong nhưng vẫn chưa về đến Việt Nam.

Được biết, Bộ Y tế đang xem xét lại việc mua vắcxin cúm A/H1N1, vì Việt Nam hiện cũng đang bắt đầu triển khai nghiên cứu và sản xuất. Với lượng vắcxin được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hỗ trợ, Cục Y tế dự phòng và môi trường đã thống kê xong 890 ngàn phụ nữ có thai, cán bộ y tế thuộc nhóm được ưu tiên tiêm phòng vắcxin H1N1 đầu tiên.

lTại cuộc họp báo ở Giơnevơ ngày 12-1, Người phát ngôn Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Phađêla Chebơ cho biết WHO sẽ mở một cuộc điều tra do các chuyên gia độc lập tiến hành để xem xét và đánh giá vấn đề dư luận gọi là "dịch cúm A/H1N1 giả".

Người phát ngôn của WHO cho biết cuộc điều tra này sẽ được tiến hành khi dịch cúm kết thúc và kết quả điều tra sẽ được công bố công khai. Tuy nhiên, bà Phađêla Chebơ cũng khẳng định việc WHO tiến hành xem xét và đánh giá sau nhiều tháng đối phó với dịch bệnh là hoạt động hoàn toàn bình thường nhằm rút kinh nghiệm cho những đợt đối phó với dịch bệnh trong tương lai.

lSau khi thi nhau đặt hàng mua vắcxin phòng cúm A/H1N1 cho mùa xuân năm nay, hiện các nước phương Tây đang đua nhau hủy đơn đặt hàng. Chính phủ Pháp mới đây đã đơn phương hủy hơn một nửa số lượng vắcxin chống cúm A/H1N1, tương đương 50 triệu liều trên tổng số 94 triệu liều mà nước này đã đặt hàng ở 3 công ty dược phẩm GSK, Novartis và Sanofi-Aventis.

Hậu quả của việc này là Pháp có thể mất khoảng 350 triệu ơrô để đền bù cho các công ty này. Không chỉ Pháp, mà cả Đức, Thụy Sĩ và Bỉ cũng đang đàm phán với các phòng thí nghiệm để giảm bớt số liều vắcxin đã đặt mua trước đó. Ngay cả Mỹ, sau khi đã đặt 251 triệu liều, cũng đã điều đình với các hãng dược phẩm để giảm bớt lượng vắcxin cần mua.

(Theo HNMO)

Các tin khác

Ngày 13-1, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân ký thay Thủ tướng Chính phủ công điện số 67/CĐ-TTg về bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Canh Dần 2010.

Thanh niên tình nguyện giúp dân làm đường tại xã Bản Mù (Trạm Tấu).

YBĐT - Đẩy mạnh hoạt động Đoàn và phong trào thanh niên những năm tiếp theo, Huyện Đoàn Văn Yên (Yên Bái) tích cực tham mưu cho chính quyền các cấp xây dựng mô hình phát triển kinh tế, khuyến khích thanh niên tích cực xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm.

Bà Triệu Thị Nhậy (giữa) trao đổi kỹ thuật thêu dệt thổ cẩm với chị em người Dao xã Phúc Lợi.

YBĐT - Trong những năm gần đây, đời sống kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, điều kiện giao lưu kinh tế giữa các vùng miền, các dân tộc được mở rộng, nhiều ngành nghề truyền thống đã được khôi phục, duy trì và từng bước phát triển.

YBĐT - Đến hết tháng 12 năm 2009, Trung tâm TGPL đã tổ chức TGPL lưu động tại 52 xã thuộc 08 huyện, thị xã có xã nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, Chương trình 135 giai đoạn II là các huyện: Yên Bình, Trấn Yên, Lục Yên, Văn Yên, Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Văn Chấn, thị xã Nghĩa Lộ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục