Lương - thưởng tết Canh Dần trong doanh nghiệp: Biện pháp giữ chân người lao động

  • Cập nhật: Thứ năm, 4/2/2010 | 9:18:14 AM

YBĐT - Khối các doanh nghiệp Nhà nước có mức lương thấp nhất là 1,5 triệu đồng, cao nhất là 10,468 triệu đồng, bình quân 2,29 triệu đồng/người/tháng; tiền thưởng tết thấp nhất là 100 nghìn đồng, cao nhất là 4 triệu đồng; khối doanh nghiệp tư nhân và công ty cổ phần, lương thấp nhất 1,2 triệu, cao nhất là 17 triệu/tháng, thưởng tết thấp nhất là 200 nghìn đồng, cao nhất 2,8 triệu đồng; các doanh nghiệp FDI lương thấp nhất 1,6 triệu, cao nhất là 11,6 triệu, thưởng thấp nhất là 1,2 triệu và cao nhất 10,8 triệu. Như vậy, lương - thưởng của các doanh nghiệp đã khá hơn những năm trước nhờ đà phục hồi và tăng trưởng kinh tế.

Lương - thưởng tết là câu chuyện thời sự nhất đối với người lao động trong doanh nghiệp lúc này.
Lương - thưởng tết là câu chuyện thời sự nhất đối với người lao động trong doanh nghiệp lúc này.

Những ngày cuối năm, câu chuyện thời sự nhất của người lao động tại các doanh nghiệp lúc này là chuyện lương - thưởng tết. Làm cả năm lo ba ngày tết, người lao động không có khoản thu nhập gì hơn ngoài đồng lương, đồng thưởng mà chủ sử dụng sẽ chi cho họ để biếu cha mẹ già, mua cho con trẻ tấm quần, manh áo mới; rồi bánh, mứt, rượu thịt… nếu có khá hơn thì mua cái máy giặt, thay cái ti vi hoặc đổi cái xe mới.

 

Một cuộc khảo sát nhanh tình hình lương - thưởng năm 2009 do Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tiến hành hồi cuối tháng 12/2009 cho thấy, khối các doanh nghiệp Nhà nước có mức lương thấp nhất là 1,5 triệu đồng, cao nhất là 10,468 triệu đồng, bình quân 2,29 triệu đồng/người/tháng; tiền thưởng tết thấp nhất là 100 nghìn đồng, cao nhất là 4 triệu đồng; khối doanh nghiệp tư nhân và công ty cổ phần, lương thấp nhất 1,2 triệu, cao nhất là 17 triệu/tháng, thưởng tết thấp nhất là 200 nghìn đồng, cao nhất 2,8 triệu đồng; các doanh nghiệp FDI lương thấp nhất 1,6 triệu, cao nhất là 11,6 triệu, thưởng thấp nhất là 1,2 triệu và cao nhất 10,8 triệu.

 

Như vậy, lương - thưởng của các doanh nghiệp đã khá hơn những năm trước nhờ đà phục hồi và tăng trưởng kinh tế. Mặc dù vậy, theo nhận xét của nhiều người: các số liệu kể trên chưa phản ánh hết tình hình lương - thưởng của các doanh nghiệp, số tiền sẽ còn cao hơn vì rất nhiều cơ quan đợi áp tết mới chi thưởng, trong khi nhiều đơn vị vẫn cố giữ kín chuyện thưởng tết.

 

Theo ghi nhận năm 2009, nhiều doanh nghiệp đã vượt qua khủng hoảng và vươn lên mạnh mẽ, nên có điều kiện để thưởng tết cho cán bộ, công nhân viên. Nhóm các doanh nghiệp, đơn vị có lương và chi thưởng tết cho cán bộ, nhân viên cao vẫn là khối các ngành tài chính, ngân hàng, các công ty bảo hiểm. Họ (các đơn vị này) không muốn nói ra chuyện “nhạy cảm” nên không thể biết được số tiền thực lĩnh là bao nhiêu…! Nhóm thấp hơn vẫn là các doanh nghiệp xây dựng, quản lý bảo dưỡng cầu đường. Được biết có doanh nghiệp đến 20 tháng Chạp vẫn chạy đôn, chạy đáo đi vay 1 tỷ đồng để chi lương cho anh em cũng như chi thưởng 100 nghìn đồng/người “gọi là động viên người lao động”.

 

Lương - thưởng tết, người cười, kẻ mếu tiếp tục diễn ra và mức độ ngày càng lớn hơn. Chuyện này không chỉ diễn ra giữa các doanh nghiệp mà ngay trong nội bộ một doanh nghiệp cụ thể cũng rất phổ biến. Giám đốc một công ty tư nhân cho biết: “Khoảng cách chênh lệch trong thu nhập giữa các cán bộ, công nhân là rất lớn, có người lĩnh 12 triệu đồng/tháng, thưởng tết (chi mỗi người thêm một tháng lương), đương nhiên số tiền thưởng tết của công nhân này là 12 triệu đồng. Ngược lại, có những công nhân do trình độ tay nghề thấp, hiệu quả công việc không cao nên lương tháng bình quân chỉ trên dưới 2 triệu đồng, liên tục không hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ nên xét duyệt mãi, ưu tiên lắm cũng chỉ chi thưởng cho cán bộ này 300 nghìn đồng.

 

Điều đáng nói là số người hưởng lương cao, thưởng lớn ngày càng nhiều và công ty vẫn muốn tuyển dụng thêm”. Hiện tượng này là khá phổ biến và nó cũng phù hợp quy luật tự nhiên của cơ chế thị trường nhưng chắc chắn nó cũng tạo ra sự phân hoá giàu nghèo ngay từng trong doanh nghiệp đến toàn xã hội.

 

Trả lương cao để thu hút người lao động, thể hiện đẳng cấp của mình, đó là xu hướng của rất nhiều doanh nghiệp ăn nên làm ra đang thực hiện. “Tạo môi trường làm việc tốt, có cơ hội vươn lên và trả đồng lương xứng đáng với những gì người lao động bỏ ra, đóng góp cho công ty. Đó là phương pháp tổ chức cũng như hướng phấn đấu của đơn vị trong những năm qua” - Giám đốc Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng công trình giao thông I (TECCO I) đã trao đổi với chúng tôi.

 

Đối với doanh nghiệp khó khăn thì cũng phải tìm đủ mọi cách để chi lương và có thưởng cho công nhân trước tết Nguyên đán, đó vừa thể hiện trách nhiệm của người đứng đầu, của chủ sử dụng lao động đối với người lao động vừa là phương pháp để giữ chân công nhân. Thực tế cho thấy, “làn sóng” nghỉ tết, nghỉ luôn việc không còn là chuyện riêng ở các khu chế xuất lớn trong nước mà cũng đã bắt đầu diễn ra khá mạnh tại một địa phương miền núi như Yên Bái.

 

“Các doanh nghiệp đều lo đủ lương, có thêm tiền thưởng tết cho người lao động là điều rất đáng mừng. Chủ sử dụng lao động có quyền tự hào bởi doanh nghiệp mình, bởi chính mình đã biết tổ chức sản xuất kinh doanh hiệu quả và chăm lo cho người lao động có cuộc sống khá. Ngược lại, những giám đốc, những doanh nghiệp không lo đủ việc làm và thu nhập khá cho công nhân cũng cần phải thấy được yếu kém của mình mà vươn lên” - Trưởng phòng Lao động - Tiền lương và Bảo hiểm (Sở lao động - Thương Binh và Xã hội), ông Cao Ngọc Khánh đã kết luận như vậy. Mừng vì lương cao, thưởng lớn, hy vọng với đà phục hồi và tăng trưởng kinh tế, cộng với sự nỗ lực vươn lên của doanh nghiệp, doanh nhân năm tới, tết tới lương - thưởng cho người lao động còn cao hơn nữa và nó sẽ là những con số thuyết phục nhất ghi nhận sự phát triển của đất nước, của doanh nghiệp.

 

Lê Phiên

Các tin khác

YBĐT - Trong thời gian qua, trên địa bàn huyện Lục Yên có khá nhiều chủ phương tiện kinh doanh vận tải, san tạo mặt bằng hoạt động nhưng không khai báo với chính quyền địa phương và cơ quan thuế. Nhiều ô tô, máy xúc được người dân địa phương mua mới, hoặc chuyển nhượng từ nơi khác về nhưng không đăng ký kinh doanh. Hầu hết các chủ phương tiện đều hoạt động lưu động nên việc phát hành giấy mời làm việc của cán bộ thuế với các chủ phương tiện rất khó khăn.

Trung tá Nguyễn Hồng Thái (C36) kiểm tra thùng chân gà rút xương ngâm dung dịch màu trắng.

Tổng số hàng không rõ nguồn gốc bị phát hiện gồm 17.604kg thực phẩm đông lạnh với hơn 40 loại mặt hàng (thịt lợn rừng, sò điệp, tôm bóc nõn, hải sâm…).

Ngày 3.2, nền nhiệt độ ở hầu khắp các tỉnh thành trên cả nước đều đứng ở mức cao, trời nắng, ở nhiều nơi tương đối oi bức.

Ngày 2.2, ông Phạm Thanh Bình, Chi cục trưởng Chi cục Thú y Hà Tĩnh cho biết, sau hơn 10 ngày bùng phát, dịch cúm gia cầm vẫn có dấu hiệu tăng khi phát hiện thêm ổ dịch tại xã Cẩm Dương, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) làm chết 240 con gà, nâng số gia cầm chết, tiêu hủy vì dịch ở tỉnh này lên tới 11.008 con.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục