Người nghèo rộng cửa đón xuân

  • Cập nhật: Thứ sáu, 5/2/2010 | 2:51:18 PM

YBĐT - Cách đây vừa tròn một năm, tin vui đến với những người dân nghèo trên địa bàn 61 huyện (nay là 62 huyện) thuộc 20 tỉnh trong cả nước khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP (gọi tắt là Nghị quyết 30a) về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện có số hộ nghèo trên 50% - một chủ trương lớn giầu tính nhân văn.

Doanh nghiệp cùng chung tay xóa nghèo

Một trong những nguồn lực quan trọng để các huyện nghèo triển khai Nghị quyết 30a thành công là sự hỗ trợ của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, doanh nghiệp.

Tính đến hết tháng 11/2009, đã có 24/38 tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp, tổng công ty cam kết giúp đỡ huyện nghèo, số tiền giải ngân trong năm 2009 là 520 tỷ đồng.

Doanh nghiệp đã hỗ trợ các địa phương xóa 54.065 nhà dột nát (chiếm 70% nhu cầu hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo trên địa bàn 62 huyện nghèo) với tổng số tiền 419 tỷ đồng, mức hỗ trợ thấp nhất là 3 triệu đồng, cao nhất là 41 triệu đồng, phổ biến ở mức 5 – 7 triệu đồng/căn nhà.

Bên cạnh đó, hỗ trợ của các doanh nghiệp còn tập trung vào các lĩnh vực chủ yếu: xây dựng trường học, nhà bán trú dân nuôi, hỗ trợ học bổng cho học sinh, sinh viên, đào tạo nghề, đầu tư cơ sở y tế, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội.

Còn nhớ vào tháng 8/2009, tại tỉnh Yên Bái diễn ra đêm truyền hình trực tiếp trên sóng VTV1 mang tên “Chung tay cùng Tây Bắc và các huyện nghèo” nhằm kêu gọi doanh nghiệp hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững tại các địa phương. Tại đêm truyền hình, ngoài số kinh phí các doanh nghiệp cam kết hỗ trợ các huyện nghèo, các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân và các nhà hảo tâm đã ủng hộ cho công tác an sinh xã hội vùng Tây Bắc trị giá trên 28,5 tỷ đồng.

Hỗ trợ của các doanh nghiệp đã thực sự trở thành nguồn lực, mang tính thiết thực, hiệu quả, tiếp thêm luồng sinh khí mới để các huyện nghèo nỗ lực vươn lên giảm nghèo nhanh và bền vững theo tinh thần Nghị quyết 30a, thể hiện tinh thần trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trước Chính phủ và cộng đồng.

Cơ hội thoát nghèo và mong ước trước một mùa xuân mới

Nghị quyết 30a đã mang lại cơ hội thoát nghèo thực sự cho đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn. Mục tiêu của Chính phủ là tỷ lệ hộ nghèo của 62 huyện xuống dưới 40% vào năm 2010, cơ bản không còn hộ dân ở nhà tạm, cơ bản hoàn thành việc giao đất, giao rừng... Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống mức ngang bằng mức trung bình của tỉnh vào năm 2015, của khu vực vào năm 2020. Tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo, tập huấn sẽ tăng từ 25% năm 2010 lên 40% năm 2015, trên 50% năm 2020.

Các chính sách cụ thể về hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập đã được ban hành. Theo đó, Chính phủ sẽ hỗ trợ 200.000đồng/ha/năm tiền khoán chăm sóc, bảo vệ rừng, hỗ trợ lần đầu giống cây lâm nghiệp từ 2-5 triệu đồng/ha; ngân sách Nhà nước hỗ trợ 50% lãi suất tiền vay tại ngân hàng thương mại Nhà nước để trồng rừng sản xuất, phát triển sản xuất nông nghiệp, đầu tư cơ sở chế biến, bảo quản, tiêu thụ nông sản...

Chính phủ cũng hỗ trợ mỗi huyện 100 triệu đồng/năm để xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, nhất là nông, lâm, thủy đặc sản của địa phương, thông tin thị trường cho nông dân...

Theo điều tra, khảo sát, số lượng nhà ở cần hỗ trợ trên địa bàn 62 huyện nghèo là 77.311 căn nhà. Với nguồn kinh phí hỗ trợ từ nhiều nguồn tính đến hết tháng 11/2009, các huyện đã khởi công xây dựng 59.731 căn nhà mới cho hộ nghèo (đạt trên 77% kế hoạch), trong đó đã bàn giao 36.313 căn nhà cho các hộ nghèo đưa vào sử dụng; số còn lại cơ bản đã tập kết vật liệu để triển khai trong những ngày cuối năm. Diện tích bình quân mỗi căn nhà từ 30 - 40m2, là những căn nhà “cứng nền, chắc tường, bền mái”.

Riêng đối với tỉnh Yên Bái, sau một năm thực hiện Nghị quyết 30a, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Trạm Tấu giảm 7,27%, Mù Cang Chải giảm 4,77%. Người lao động nông thôn của hai huyện được đào tạo nghề phù hợp, với số lượng lớn, được đi xuất khẩu lao động ra nước ngoài và trong nước ngày càng nhiều. Đã có hàng trăm hộ nghèo không có nhà ở hoặc nhà ở tạm bợ được hỗ trợ làm nhà theo Đề án 167 được UBND tỉnh phê duyệt, mức hỗ trợ 21 triệu đồng/nhà từ các nguồn hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh, huyện, quỹ vì người nghèo, Ngân hàng Chính sách xã hội và người dân đóng góp, giúp họ có nhà ở khang trang, chắc chắn, bền lâu và ổn định cuộc sống lâu dài.

Với tiến độ và cam kết từ các địa phương, việc xóa nhà tranh tre dột nát, tạm bợ cho các hộ nghèo sẽ cơ bản hoàn thành để các hộ nghèo được đón tết Nguyên đán Canh Dần 2010 trong căn nhà mới.

Hồng Thanh Tâm

Các tin khác
Năm học 2009 - 2010 đã có trên 20 ngàn học sinh được giáo dục quốc phòng - an ninh.

YBĐT - Những năm học trước, giáo dục quốc phòng - an ninh (GDQP-AN) trong các nhà trường ở tỉnh Yên Bái chưa được quan tâm đúng mức. Do chưa đưa thành môn học chính thức để đánh giá kết quả học tập nên việc giảng dạy thường được tổ chức thành từng đợt tập trung, đội ngũ giáo viên của bộ môn này cũng chưa chuẩn hoá.

YBĐT - Trong số Báo Yên Bái ra ngày 15/7/2009, chúng tôi đã có bài viết "Cảnh báo thu gom "sổ đỏ" ở Yên Bái" phản ánh tình trạng một số doanh nghiệp, cá nhân đi thu gom Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ).

YBĐT - Tết Canh Dần năm nay, UBND tỉnh Yên Bái dành gần 374 triệu đồng từ ngân sách địa phương cho việc thăm hỏi, tặng quà tết cho các tập thể, người có công và đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh.

Ngày 4/2, Cục Thú y (Bộ NN-PTNT) cho biết, dịch cúm gia cầm tiếp tục lan rộng tại Sóc Trăng khi cơ quan chức năng của địa phương phát hiện thêm ổ dịch tại xã Đại Hải (H.Kế Sách), với 150 con gà mắc bệnh. Hiện cả nước có 4 tỉnh: Cà Mau, Hà Tĩnh, Điện Biên và Sóc Trăng có dịch cúm gia cầm chưa qua 21 ngày.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục