Lục Yên: Tiềm ẩn nhiều nguy cơ về lũ quét và sạt lở đất, đá

  • Cập nhật: Thứ sáu, 19/11/2010 | 9:04:42 AM

YBĐT - Lục Yên có nhiều núi đá, dốc cao, huyện còn có nhiều khe, suối nhỏ và con sông Chảy chảy qua. Địa hình này đã tạo cho địa phương nhiều lợi thế trong phát triển kinh tế - xã hội, song nó cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ về lũ quét và sạt lở đất, đá, đe dọa đến tài sản và tính mạng của người dân cư trú trên địa bàn.

Hiện nay toàn huyện vẫn còn nhiều khu vực nằm trong diện thường xuyên bị đe dọa về sạt lở đất, đá, ngập nước… với trên 100 hộ dân nằm trong khu vực đặc biệt nguy hiểm cần phải di dời chỗ ở, tại các xã như: Tô Mậu, Liễu Đô, Tân Lĩnh, Mai Sơn....
Hiện nay toàn huyện vẫn còn nhiều khu vực nằm trong diện thường xuyên bị đe dọa về sạt lở đất, đá, ngập nước… với trên 100 hộ dân nằm trong khu vực đặc biệt nguy hiểm cần phải di dời chỗ ở, tại các xã như: Tô Mậu, Liễu Đô, Tân Lĩnh, Mai Sơn....

Chúng tôi đến gia đình anh Trần Văn Liêm ở thôn Nà Hỏa, xã Tô Mậu, nằm cách bờ sông Chảy khoảng 70 m. Năm nào cũng vậy, mùa nước lên ngôi nhà sàn cùng gia đình nhỏ của anh lại bị thuỷ thần đe dọa. Nước ngập vườn và hầu như năm nào mép nước cũng chỉ cách nền nhà 20 cm, riêng trận lũ năm 2008, nước đã ngập qua sàn nhà, khiến gia đình phải di dời đến nơi an toàn.

Thiệt hại về kinh tế không lớn nhưng nó đã ảnh hưởng không nhỏ tới một gia đình trẻ còn nhiều khó khăn như gia đình anh. Nhà có 4 miệng ăn mà chỉ có hơn 1 sào ruộng với 1 vụ lúa và 1 vụ màu, vợ lại tàn tật thế nên anh Liêm phải đi làm thuê kiếm sống. Gia đình trẻ ấy sẽ khó có thể vươn lên nếu không có sự giúp đỡ về mọi mặt mà trước hết là việc ổn định chỗ ở.

Trên tuyến đường Khánh Hòa - Yên Thế, đoạn qua UBND xã Tân Lĩnh, dưới chân dãy núi Con Ngựa là thôn Trung Tâm với hàng trăm hộ dân sinh sống dọc hai bên đường. Hàng ngày có đến cả ngàn lượt người qua lại nhưng ít ai biết rằng khu vực này thường xuyên bị đá từ trên núi rơi xuống. Hòn nhỏ thì bằng cái xô, cái chậu, lớn thì bằng cả nửa gian nhà thỉnh thoảng lại “hạ sơn”, ào ào dội xuống, có khi bị những bụi tre chặn lại, có khi lọt qua giữa 2 nhà văng qua đường, nhưng trong số đó không ít những hòn đá đã “chọn” giữa nhà, giữa bếp, thậm chí giữa giường của các gia đình để “nằm”.

Không phải lo lắng chuyện ngập lụt, nhưng gia đình chị Hàn Thị Vui đã 4 lần bị đá lăn. Cách đây 5 tháng, một viên đá khoảng 2 m3 đã lăn vào đúng bếp của gia đình làm hỏng hết đồ đạc, ước thiệt hại khoảng 20 triệu đồng. Chị Vui cho biết: “Đêm đang ngủ mà ôtô chạy qua chúng tôi lại giật mình tưởng đá lăn, những đêm có mưa to chúng tôi cũng không dám ngủ. Chỉ mong sao chính quyền có giải pháp giúp chúng tôi được an toàn về tài sản và tính mạng”.

Trên đây chỉ là 2 trong số rất nhiều địa điểm ở Lục Yên thường xảy ra thiên tai. Trước thực trạng này, chính quyền các cấp từ xã đến huyện đã có nhiều biện pháp phòng ngừa như: thành lập Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão (PCLB), xây dựng và triển khai kế hoạch PCLB, kiểm tra, khảo sát khoanh vùng, lập danh sách các hộ dân nằm trong vùng có nguy cơ rủi ro và vận động những hộ dân này di dời đến nơi an toàn.

Cùng với sự nỗ lực của chính quyền địa phương, thời gian qua, được sự quan tâm, hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, huyện Lục Yên đã được đầu tư nhiều công trình như: Dự án di rời dân xã Mường Lai, xã Minh Xuân, sửa chữa các công trình thuỷ lợi như: Khe Dầu (Động Quan), Làng Chạp (Khánh Hòa), Lũng Vài (An Lạc)…  Các công trình này đều phát huy hiệu quả, giúp nhiều người dân Lục Yên có nơi ở mới đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, hiện nay toàn huyện vẫn còn nhiều khu vực nằm trong diện thường xuyên bị đe dọa về sạt lở đất, đá, ngập nước… với trên 100 hộ dân nằm trong khu vực đặc biệt nguy hiểm cần phải di dời chỗ ở, tại các xã như: Tô Mậu, Liễu Đô, Tân Lĩnh, Mai Sơn....

Những khó khăn này đã vượt khỏi khả năng của Lục Yên, mong rằng Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành cũng như các tổ chức xã hội quan tâm giúp người dân trong những vùng nguy hiểm trên địa bàn sớm ổn định cuộc sống.

Mai Huyên

Các tin khác
Đội Thông tin lưu động tỉnh Yên Bái, biểu diễn văn nghệ tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS tại xã Nậm Lành (Văn Chấn).
(Ảnh: Pa Ri)

YBĐT - Với chủ đề “Tiếp cận phổ cập và quyền con người”, tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS tại Yên Bái được phát động từ ngày 10/11 đến 10/12/2010 với các hoạt động chính: tổ chức hội nghị, mít tinh, diễu hành tại các địa phương trên địa bàn toàn tỉnh, tăng cường các hoạt động truyền thông, chú trọng đến những người dễ tổn thương, người dân sống ở vùng sâu, vùng xa và vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

YBĐT - Là người Việt Nam, có ai không thấm nhuần câu ca dao nhẹ nhàng mà vô cùng thấm thía ấy, bởi đó là một trong những chuẩn mực đạo đức của mỗi con người.Dân tộc ta vốn có truyền thống “tôn sư trọng đạo”, đó là nét đẹp văn hoá, có quan hệ nhân quả, mang tính biện chứng, ngày càng được phát huy và đã trở thành đạo lý của dân tộc ta.

Nước lũ lại tràn qua tỉnh lộ 640 thuộc huyện Tuy Phước, Bình Định.

Trong ngày 18.11, nhiều tỉnh miền Trung tiếp tục bị tàn phá bởi mưa lũ lớn.

Thầy và trò trường Việt Đức Hà Nội.

Theo kế hoạch, trong tuần này Bộ GD&ĐT hoàn tất hồ sơ trình Chính phủ dự thảo nghị định về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục