MTTQ xã Vĩnh Kiên: Vì mục tiêu đoàn kết để phát triển

  • Cập nhật: Thứ sáu, 19/11/2010 | 3:00:04 PM

YBĐT - Chúng tôi đến thăm Đát Dẻ, một thôn nghèo của xã Vĩnh Kiên, huyện Yên Bình (Yên Bái), nơi có 100% hộ đồng bào dân tộc Cao Lan sinh sống. Tuy chưa phải là thôn điển hình về sự phát triển nhưng Đát Dẻ đã vinh dự được huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái chọn là thôn duy nhất của huyện, là một trong hai thôn của tỉnh triển khai mô hình "Khu dân cư tự quản bảo vệ môi trường và không có tệ nạn xã hội".

Các hội viên Hội Cựu chiến binh xã Vĩnh Kiên giúp đồng đội làm nhà ở.
Các hội viên Hội Cựu chiến binh xã Vĩnh Kiên giúp đồng đội làm nhà ở.

“Vĩnh Kiên vẫn là xã nghèo, đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn nhưng xã đã có những bước chuyển khá vững chắc trong công tác xây dựng Đảng, củng cố chính quyền và các đoàn thể, đặc biệt là đã có sự tiến bộ trong phát triển kinh tế – xã hội, giữ gìn trật tự an ninh. Có nhiều yếu tố giúp Vĩnh Kiên có những bước chuyển ấy, trong đó phải kể đến vai trò của công tác mặt trận trong việc đoàn kết toàn dân vì mục tiêu ổn định và phát triển”. Đó là khẳng định của ông Trần Tuấn Thanh - Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã Vĩnh Kiên (Yên Bình) tại lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam và Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc được tổ chức trọng thể ở khắp các thôn, bản trong toàn xã.

Vĩnh Kiên là xã thuần nông, có nhiều dân tộc chung sống với 40% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số và có một họ giáo. Vấn đề đặt ra là phải giữ vững an ninh trật tự, tạo sự đồng thuận trong dân, nêu cao tinh thần cảnh giác, đoàn kết, thân ái, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống. Xác định rõ vai trò của công tác mặt trận trong việc vận động quần chúng nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật Nhà nước nói chung cùng các nghị quyết của Đảng bộ, chính quyền địa phương nói riêng, những năm qua, Đảng bộ xã Vĩnh Kiên đã làm tốt công tác củng cố bộ máy tổ chức hệ thống Mặt trận Tổ quốc từ xã đến 15 thôn.

Quy chế phối hợp hoạt động giữa Ủy ban MTTQ với HĐND và UBND xã được xây dựng hoàn chỉnh, ký kết hàng năm là nền tảng, là cơ sở để triển khai nhiệm vụ chỉ đạo, vận động toàn dân thực hiện tốt các chương trình phát triển kinh tế, xã hội và an ninh, quốc phòng. Những người làm công tác mặt trận phải là những người có trách nhiệm, có uy tín trong cộng đồng; hiểu biết chính sách, pháp luật và am tường phong tục, tập quán cũng như thật sự hiểu và chia sẻ với dân, là mấu chốt bảo đảm cho việc “Dân vận khéo” và khi đã dân vận khéo thì việc gì cũng hoàn thành.

Nhờ thế, nhiều việc tưởng như rất khó, tưởng như sẽ trở thành điểm “nóng” đều đã được giải quyết dứt điểm và triển khai thành công. Phải kể đến việc năm 2009, huyện mở tuyến đường liên xã đi qua nhiều ruộng vườn, phải phá bỏ nhiều cây trái, hoa màu của bà con trong xã. Tuyến đường có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của cả một vùng nhưng nguồn kinh phí hạn hẹp, không bố trí ngân sách đền bù, giải phóng mặt bằng. Được sự vận động của các ngành, đoàn thể, tất cả các hộ đều vui vẻ lui hàng rào, chặt bỏ cây quý... để đến hôm nay, tuyến đường từ trung tâm xã đi Bạch Hà, Yên Bình đã êm thuận.

Cũng nhờ hoạt động mặt trận có hiệu quả nên nhiều chương trình kinh tế, xã hội, an ninh trật tự ở Vĩnh Kiên được triển khai và đạt kết quả tốt. Năng suất lúa bình quân đạt 105 tạ/ha/năm; vụ đông nào bà con cũng gieo trồng trên 100 ha ngô trên đất hai vụ lúa; diện tích chè già cỗi trên địa bàn xã đã và đang được thay thế dần bằng những giống mới cho năng suất, chất lượng cao hơn. Tận dụng tiềm năng, nhân dân đã trồng 1.130 ha rừng kinh tế và nuôi hàng chục lồng cá trên hồ Thác Bà. Tuy mới chỉ đủ ăn, tỷ lệ hộ khá, giàu còn ít nhưng người dân sẵn lòng đóng góp tiền của, công sức để xây dựng nhà văn hóa, hội trường thôn, làm đường giao thông nông thôn và nhất là hăng hái luyện tập, thi đấu thể dục thể thao, xây dựng các tiết mục, các chương trình văn nghệ đậm đà bản sắc dân tộc.

Phát huy tinh thần "Lá lành đùm lá rách", bà con đã thương yêu, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống mỗi khi gặp hoạn nạn, giúp đỡ nhau cách làm ăn. Đó là giúp nhau làm nhà ở của Hội Cựu chiến binh xã; giúp hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định 167 của Chính phủ của các ban, ngành, đoàn thể. Đặc biệt, ở Vĩnh Kiên, từ nhiều năm qua, trên địa bàn không có người nghiện, không có vụ án nghiêm trọng xảy ra, có năm không để xảy ra vụ phạm pháp hình sự nào phải truy cứu.

Chúng tôi đến thăm Đát Dẻ, một thôn nghèo của xã, nơi có 100% hộ đồng bào dân tộc Cao Lan sinh sống. Tuy chưa phải là thôn điển hình về sự phát triển nhưng Đát Dẻ đã vinh dự được huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái chọn là thôn duy nhất của huyện, là một trong hai thôn của tỉnh triển khai mô hình "Khu dân cư tự quản bảo vệ môi trường và không có tệ nạn xã hội". Các hộ dân Cao Lan đã biết xây dựng chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh, xa nhà ở; hàng tuần tổ chức vệ sinh đường làng, đường xóm và đã biết bảo vệ nguồn nước…

Trên lĩnh vực an ninh trật tự, tiếp tục ngăn chặn và bài trừ có hiệu quả các tệ nạn xã hội. Trưởng thôn kiêm Phó ban Mặt trận thôn Đát Dẻ khẳng định: “Đoàn kết, thân ái và ăn, ở sạch sẽ, vệ sinh, nhất là bài trừ được ma túy, cờ bạc đã làm cho Đát Dẻ thanh bình và là cơ sở để Đát Dẻ đi lên”.

Và không chỉ riêng với Đát Dẻ, đó cũng chính là cơ sở để Vĩnh Kiên ngày thêm phát triển.

Lê Phiên 

Các tin khác

YBĐT – Liên hoan tiếng hát giáo viên lần thứ III – 2010 của ngành giáo dục tỉnh Yên Bái do Sở GD-ĐT Yên Bái tổ chức là hoạt động thiết thực chào mừng thành công Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XVII và kỷ niệm 28 năm ngày Nhà giáo Việt Nam.

Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc ở thôn Ngòi Vồ, xã Tân Hương, huyện Yên Bình là dịp để người dân ôn lại truyền thống của Mặt trận.

YBĐT - Hàng năm, toàn tỉnh Yên Bái có 80 đến 85% trong số 1.918 khu dân cư tổ chức tốt các hoạt động của Ngày hội đại đoàn kết các dân tộc.

Nước ngập lênh láng vùng rau Lạc Xuân, huyện Đơn Dương, Lâm Đồng hồi đầu tháng 11-2010 do thủy điện Đa Nhim xả lũ.

Chiều 18-11, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải cùng đoàn công tác Chính phủ đến kiểm tra thủy điện Bình Điền ở thượng nguồn sông Hương (Thừa Thiên - Huế). Đồng thời, Phó thủ tướng và đoàn công tác cũng đã làm việc với Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn cùng lãnh đạo tỉnh.

Tại Bình Định, hàng ngàn ngôi nhà vẫn ngập sâu trong nước lũ.

Mưa lũ trong 5 ngày qua (từ 14-19/11) đã tiếp tục gây thêm những cái chết thương tâm tại miền Trung. Con số thiệt hại vẫn cứ mỗi ngày mỗi tăng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục