Dùng nhà giáo "rởm" bị phạt nặng
- Cập nhật: Thứ ba, 14/6/2011 | 8:43:37 AM
Từ ngày 1/8, Nghị định 40 của Chỉnh phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều trong Nghị định số 49 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục sẽ có hiệu lực. Theo đó, Nghị định quy định rõ các mức phạt ứng với tiền phải nộp lên đến gần 100 triệu đồng.
Ảnh có tính chất minh họa.
|
Cụ thể, với hành vi ngược đãi, hành hạ người học, xâm phạm nhân phẩm, thân thể nhà giáo trước đây chưa được quy định xử phạt thì nay đã được quy định. Cụ thể, phạt tiền từ 1 đến 3 triệu đồng đối với hành vi ngược đãi, hành hạ người học; phạt tiền từ 3 - 5 triệu đồng đối với hành vi xâm phạm nhân phẩm, thân thể nhà giáo.
Hành vi tuyển sinh để đào tạo ĐH, CĐ, thạc sĩ, tiến sĩ vượt quá chỉ tiêu số lượng hoặc sai đối tượng, tiêu chuẩn theo quy định sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu - 80 triệu đồng (quy định cũ là từ 2 - 60 triệu đồng). Đối với tuyển sinh để đào tạo TCCN, hành vi này có thể vị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 3 triệu đến 15 triệu đồng.
Đối với hành vi tuyển sinh để đào tạo, cấp văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân sai thẩm quyền được giao sẽ bị phạt từ 5 -10 triệu đồng nếu thông báo tuyển sinh (bằng mọi hình thức) khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép; phạt từ 20 đến 30 triệu đồng nếu thu nhận hồ sơ, tổ chức thi hoặc xét tuyển, triệu tập thí sinh khi chưa được cơ quan có thẩm quyền giao; phạt từ 5 - 60 triệu đồng nếu vi phạm quy định về tuyển sinh để đào tạo ở nước ngoài hoặc ở cơ sở giáo dục có yếu tố nước ngoài hoạt động trên ở Việt Nam theo chương trình giáo dục phổ thông, TCCN, CĐ, ĐH, thạc sĩ, tiến sĩ...
Nghị định cũng nêu rõ, mức phạt tiền từ 500.000 đồng - 10 triệu đồng đối với hành vi tổ chức hoạt động giáo dục theo các chương trình giáo dục mầm non, phổ thông, TCCN, CĐ, ĐH, thạc sĩ, tiến sĩ chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép hoặc cho phép sai thẩm quyền.
Phạt từ 40 triệu - 60 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm: Đào tạo, cấp văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân vượt quá thẩm quyền được giao; đào tạo các ngành, chuyên ngành ngoài thẩm quyền được giao.
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 - 3 triệu đồng đối với hành vi dạy không đủ hoặc không bố trí dạy đủ tiết hoặc nội dung kiến thức (tính quy thành số tiết) môn học theo quy định của cơ quan có thẩm quyền đối với giáo dục phổ thông, TCCN, CĐ, ĐH, thạc sĩ, tiến sĩ.
Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 15 triệu đồng đối với hành vi sử dụng nhà giáo không đạt tiêu chuẩn quy định về trình độ đào tạo.
Hành vi không đảm bảo đủ điều kiện về cơ sở vật chất và để xảy ra tai nạn đối với người học hoặc người dạy bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 5 đến 10 triệu đồng.
Từ 1/8/2011 các đơn vị, cá nhân vi phạm một trong những lỗi trên sẽ bị phạt tiền theo quy định.
(Theo VietNamNet)
Các tin khác
Ngày 13.6, Cục Quản lý dược – Bộ Y tế cho biết, Cục đã có công văn chỉ đạo về việc xử lí thuốc Augmentin nhập ngoại có nhiễm chất làm dẻo DIDP và DINP.
YBĐT - Phong trào thi đua trong toàn ngành giáo dục huyện Yên Bình (Yên Bái) còn được gắn kết chặt chẽ với cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", trong đó hướng vào mục tiêu "Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học, tự sáng tạo".
YBĐT - Câu lạc bộ Thầy thuốc trẻ của Công đoàn Sở Y tế Yên Bái đã góp phần không nhỏ nâng cao y đức và phát huy tinh thần “Tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng” trong công đoàn viên chức toàn ngành.
YBĐT - Luật Dân quân - Tự vệ (DQTV) được Quốc hội thông qua ngày 23/11/2009 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2010. Song việc triển khai thực hiện hiệu quả, sát với điều kiện và yêu cầu nhiệm vụ của địa phương là vấn đề các cơ quan, đơn vị, địa phương quan tâm thực hiện.