Phụ nữ Bản Công: Giúp nhau cùng tiến bộ

  • Cập nhật: Thứ sáu, 25/11/2011 | 2:52:38 PM

YBĐT - Những năm gần đây, nhờ bám sát các phong trào, chương trình trọng tâm công tác Hội các cấp, Hội Phụ nữ xã Bản Công, huyện Trạm Tấu đã đạt những kết quả đáng khích lệ.

Hội viên phụ nữ huyện Trạm Tấu có cuộc sống ổn định nhờ tích cực phát triển cây ngô.
(Ảnh: Đức Hồng)
Hội viên phụ nữ huyện Trạm Tấu có cuộc sống ổn định nhờ tích cực phát triển cây ngô. (Ảnh: Đức Hồng)

Trong đó, phong trào phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc được các chi hội triển khai có hiệu quả.

Chị Hảng Thị Dông - Chủ tịch Hội Phụ nữ xã cho biết: “Là xã 100% đồng bào dân tộc Mông nên đời sống của phụ nữ Bản Công còn gặp rất nhiều khó khăn. Để tập hợp và thu hút chị em vào Hội, Ban chấp hành Hội Phụ nữ xã luôn xác định nội dung, hình thức hoạt động phải đa dạng và thiết thực. Việc nâng cao kiến thức giúp chị em tiếp cận với khoa học kỹ thuật (KHKT) trong phát triển kinh tế luôn được quan tâm hàng đầu”. Để giúp hội viên phát triển kinh tế, Hội đã vận động chị em giúp đỡ nhau bằng ngày công làm ruộng, làm nương, trao đổi kinh nghiệm làm ăn…

 Phong trào đoàn kết, giúp nhau vượt khó, thoát nghèo trong hội viên phụ nữ được khơi dậy mạnh mẽ và được chị em nhiệt tình tham gia hưởng ứng. 5 năm qua, Hội đã  vận động hội viên khá giúp đỡ hội viên nghèo 30 con lợn giống, cho vay 268 kg thóc, 174 kg ngô, trên 5,5 triệu tiền mặt không tính lãi.

Hội đã vận động chị em phụ nữ tích cực tăng gia sản xuất từ 1 vụ lúa lên 2 vụ lúa, đưa diện tích lúa xuân từ 28,25 ha (năm 2005) lên 48,5 ha (năm 2010), lúa mùa từ 70,29ha (năm 2005) lên 78 ha (năm 2010), diện tích trồng ngô tăng từ 51,08ha lên 143 ha. Nhằm giúp chị em có điều kiện khai thác thế mạnh của địa phương cho phát triển kinh tế, Hội còn phối hợp với các ban, ngành tổ chức các lớp tập huấn kiến thức chăn nuôi, thú y, kỹ thuật trồng lúa và phòng trừ sâu bệnh cho hàng trăm lượt hội viên.

Nhờ đó, nhiều phụ nữ trong xã đã biết áp dụng kiến thức KHKT vào sản xuất, đổi mới phương thức thâm canh, trồng thêm các loại cây như: khoai, sắn, ngô, lạc và đậu tương, trồng rừng kinh tế, bảo vệ rừng phòng hộ để tăng thu nhập cho gia đình...

Song song với việc vận động chị em áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thâm canh tăng năng suất, Hội Phụ nữ xã còn tham gia thực hiện tốt việc khoanh nuôi tái sinh bảo vệ rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Trong 5 năm qua, Hội đã trồng mới được 470 ha, quản lý khoanh  nuôi tái sinh 1.321 ha rừng  sản xuất, bảo vệ và chăm sóc 1.283,4 ha rừng phòng hộ.

Trong 5 năm qua, Hội đã vận động chị em cùng tham gia  làm đường giao thông nông thôn được gần 7.000 ngày công trị giá gần 350 triệu đồng. Giao thông đi lại trong xã được thuận tiện góp phần thông thương trao đổi hàng hoá, phát triển kinh tế. Trong phong trào “Phụ nữ làm kinh tế giỏi” đã xuất hiện nhiều hộ gia đình có thu nhập khá, điển hình như gia đình các chị: Thào Thị Nu, Phàng Thị Phếnh ở thôn Bản Công; Thào Thị Gống, thôn Tà Xùa…

Nhờ tham gia sinh hoạt Hội, thường xuyên được học hỏi và trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất, chăn nuôi mà giờ đây gia đình chị Thào Thị Nu ở thôn Bản Công đã thoát nghèo và trở thành một trong số nhiều phụ nữ làm kinh tế giỏi ở xã được mọi người học tập và làm theo. Hiện nay, gia đình chị có 8 con trâu, 27 con bò, 16 con dê, 5 con ngựa và trên 30 con lợn cùng nhiều loại gia cầm khác.

Trong sản xuất, gia đình chị mạnh dạn đầu tư giống ngô, lúa cho năng suất cao, áp dụng kiến thức khoa học kỹ thuật vào sản xuất chăn nuôi nên thu nhập hàng năm của gia đình đạt 50-70 triệu đồng chị có điều kiện cho các con được học hành đầy đủ. Không những làm kinh tế giỏi, hàng năm chị còn giúp 3-5 hộ gia đình nghèo trong thôn nuôi chia lợn giống và cho vay lương thực trong lúc đói giáp hạt không tính lãi.

Cùng với việc chăm lo phát triển kinh tế, phụ nữ Bản Công còn tích cực tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, y tế. Nhờ vậy tỷ lệ hộ gia đình đạt gia đình văn hóa mỗi năm một tăng, xã đã có 2 thôn ra mắt làng văn hóa và thực hiện xây dựng nông thôn mới tại thôn Tà Xùa. Hội tham gia huy động được 98% trẻ em trong độ tuổi đến trường, tỷ lệ học sinh chuyên cần đạt 85%.

Bên cạnh đó, Hội thường xuyên tuyên truyền về Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Bảo vệ và Chăm sóc, giáo dục trẻ em, Luật Phòng, chống ma túy…  cho hàng trăm lượt chị em. Các câu lạc bộ “Phụ nữ xây dựng gia đình hạnh phúc”, “Phòng, chống các tệ nạn xã hội” và câu lạc bộ khuyến nông duy trì hoạt động đều đặn…

Văn Thông 

Các tin khác

Không khí lạnh còn ảnh hưởng tới toàn miền Bắc trong 5-6 ngày tới. Tuy nhiên, vùng Đồng bằng Bắc bộ trong đó Hà Nội sẽ ấm dần. Riêng các tỉnh vùng núi vẫn duy trì rét về đêm và sáng, có nơi 11 độ C.

Đồng chí Dương Văn Thống - Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy Yên Bái tặng quà cho nhà trường nhân dịp khai giảng năm học mới 2011 - 2012.

YBĐT - Được thành lập tháng 9/2004, tiền thân là Trường cấp I, II Hoàng Thắng, trải qua muôn vàn khó khăn, tập thể cán bộ, giáo viên nhà trường luôn nỗ lực dạy tốt, học tốt.

Thống kê của Bộ GD-ĐT tính đến năm học 2011-2012 dựa trên báo cáo của 62 tỉnh, TP cho thấy, Việt Nam còn thiếu nhiều giáo viên (GV) mầm non, tình trạng này còn kéo dài ở một số địa phương và chậm được khắc phục, tiêu biểu như ở TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bình Dương…

Thủ tướng Chính phủ quyết định trích 135 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2011 và xuất 3.600 tấn gạo cấp không thu tiền từ nguồn dự trữ quốc gia hỗ trợ 7 địa phương để khắc phục hậu quả mưa lũ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục