Yên Bái: Tủ sách pháp luật chưa thu hút người đọc

  • Cập nhật: Thứ hai, 28/11/2011 | 2:56:43 PM

YBĐT - Mục tiêu của cơ bản của việc xây dựng TSPL là cung cấp nguồn tài liệu pháp lý quan trọng phục vụ cán bộ làm công tác quản lý Nhà nước trên địa bàn tỉnh Yên Bái.

Cán bộ xã Phú Thịnh tra cứu tài liệu.
Cán bộ xã Phú Thịnh tra cứu tài liệu.

Đồng thời tạo một kênh đưa pháp luật mới về với người dân nhất là người dân khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, tạo điều kiện thuận lợi để người dân có cơ hội tiếp cận, nghiên cứu, tìm hiểu nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật.

Đến nay, toàn bộ 180 xã, phường, thị trấn trong tỉnh đã trang bị tủ sách pháp luật (TSPL), góp phần quan trọng cung cấp nguồn tài liệu pháp lý phục vụ cán bộ làm công tác quản lý Nhà nước trên địa bàn, đưa pháp luật về cơ sở. Tuy nhiên, nhiều TSPL chưa thu hút người đọc.

Với mức đầu tư ban đầu cho mỗi tủ sách là 2 triệu đồng cộng với khoảng 700 nghìn đồng đầu tư sách cho một tủ sách/năm thì 13 năm qua, tổng số tiền dành cho xây dựng TSPL ở xã, phường, thị trấn lên đến gần 2,4 tỷ đồng. Trung bình hiện nay mỗi tủ sách có khoảng 100 đầu sách pháp luật về các lĩnh vực đất đai, hình sự, dân sự, hôn nhân gia đình, an toàn giao thông, quản lý hành chính - Nhà nước.

Ngoài ngân sách của tỉnh, ngân sách của huyện, một số xã cũng chủ động trích ngân sách đầu tư cho TSPL. Một số nơi huy động được nguồn kinh phí hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân hảo tâm bao gồm cả sách pháp luật và các loại sách khác.

Đổi mới cách quản lý TSPL, những năm qua, Sở Tư pháp phối hợp với ngành bưu điện linh hoạt luân chuyển một số TSPL từ trụ sở UBND xã, thị trấn đến điểm bưu điện văn hóa xã. Đây là biện pháp tích cực vì điểm bưu điện văn hóa xã đóng ở những điểm tương đối thuận lợi, yên tĩnh, có thiết kế, bài trí dành riêng cho việc đọc sách, báo. Tuy nhiên, TSPL ở cơ sở không phát huy hiệu quả như mong đợi, nhiều TSPL ở các xã vùng sâu, vùng xa do lâu ngày không sử dụng nên bụi bám kín, mạng nhện giăng kín xung quanh.

Một số xã vùng thấp, tủ sách phục vụ nhu cầu của cán bộ xã là chính vì cán bộ xã bắt buộc phải nghiên cứu văn bản để giải quyết công việc. Chị Trần Thị Hằng, cán bộ tư pháp thị trấn Nông trường Trần Phú (huyện Văn Chấn) cho biết: “Người dân rất ít đến TSPL để mượn sách tham khảo. Nếu đến mượn sách thì thường là những người có thắc mắc về chế độ, chính sách...”.

Tại thị trấn Yên Bình (huyện Yên Bình), chị Nguyễn Thị Thuý Hạnh, cán bộ tư pháp cho biết: “Số người mượn và đọc sách từ TSPL của UBND thị trấn rất ít. Nếu cần hỏi gì người dân thường nhờ cán bộ thôn, khu phố tra cứu giúp, phần vì tâm lý ngại đến trụ sở UBND, phần vì người dân mải lo chuyện mưu sinh nên không có thời gian. Chỉ khi nào cấp trên phát động các cuộc thi tìm hiểu pháp luật thì mới có người mượn sách, mà chủ yếu là các thầy giáo, cô giáo ở các trường học”.

Việc luân chuyển, theo dõi, quản lý, nắm bắt tình hình khai thác tủ sách chỉ được duy trì hiệu quả trong thời gian đầu và ở một số nơi. Căn cứ để đánh giá hiệu quả sử dụng TSPL là số lượt người mượn và đọc sách nhưng theo cán bộ Phòng Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật Sở Tư pháp, báo cáo hàng năm của phòng tư pháp các huyện, thị xã, thành phố hầu hết đều không có con số thống kê. Còn báo cáo tổng kết hàng năm của ngành tư pháp cũng chỉ nêu con số chung chung là có hàng chục nghìn lượt người đọc sách mỗi năm.

Lý giải về tình trạng này, một số cán bộ tư pháp cơ sở nêu lý do: “Phải giải quyết quá nhiều việc, rất khó để luân chuyển sách một cách cách đều đặn cũng như theo dõi, nắm bắt số liệu chính xác”. Đó là ở những xã có vị trí địa lý, giao thông tương đối thuận lợi, còn ở các xã miền núi có diện tích tự nhiên rộng, khoảng cách từ các thôn đến trung tâm xã xa thì việc tiếp cận TSPL là một trở ngại lớn đối với người dân.

Trong thời gian vừa qua cũng có một số xã đã thực hiện luận chuyển sách đến tủ sách ở các thôn, nhưng đây là mô hình khó áp dụng rộng rãi vì rất ít thôn có tủ sách. Hơn nữa, quản lý sách khi chuyển đến các thôn cũng là một việc không đơn giản.

Theo ý kiến của lãnh đạo Sở Tư pháp, những trở ngại khách quan chỉ là một phần nguyên nhân, nguyên nhân chính do người dân chưa coi việc tìm hiểu pháp luật là một nhu cầu và quyền lợi thiết thân trong khi công tác tuyên truyền, giới thiệu sách còn hạn chế.

Để TSPL ở cơ sở thực sự phát huy được hiệu quả, nhiều ý kiến đề xuất  ngành tư pháp cần tổ chức khảo sát, đánh giá sâu về thực trạng quản lý và khai thác TSPL ở cơ sở để có biện pháp đầu tư, quản lý và sử dụng phù hợp. Đối với các xã, thị trấn có vị trí thuận lợi, ngành tư pháp cũng nên nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ việc tra cứu vì hiện nay trên mạng Internet có rất nhiều chính sách pháp luật được đăng tải.

Mặt khác, hình thức đầu tư và biện pháp quản lý tủ sách cần dựa trên đặc thù của từng nơi. Việc đầu tư cho TSPL ở cơ sở nên tính toán dựa trên nhu cầu và khả năng tiếp cận của cán bộ và nhân dân sở tại để tránh sự dàn trải, lãng phí.

 Quang Thiều  

Các tin khác

YBĐT - Nhiều năm qua, công tác đấu tranh phòng, chống ma tuý luôn được cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở của huyện Văn Yên đặc biệt quan tâm, vì vậy trên địa bàn huyện không còn xảy ra tình trạng tái trồng cây thuốc phiện ở một số xã vùng cao, vùng sâu giáp ranh với các huyện trong tỉnh và ngoài tỉnh.

YBĐT - Những việc làm thiết thực của Hội Phụ nữ xã Hưng Thịnh thông qua phong trào thi đua và 6 chương trình trọng tâm công tác Hội đã và đang khẳng định vai trò của mình trong đời sống hội viên, đồng thời đạt được mục tiêu mà Hội cấp trên đề ra là giúp hội viên phát triển kinh tế không ngừng nâng cao hoạt động phong trào và công tác hội.

Cầu sông Cô (huyện Đồng Xuân) đã bị nước lũ cuốn trôi, khiến người dân từ xã Xuân Sơn Bắc qua thị trấn La Hai phải dùng đò để đi lại.

Theo báo cáo nhanh của Trung tâm phòng chống lụt bão khu vực miền Trung và Tây Nguyên, đợt mưa lũ kéo dài từ ngày 24 đến rạng sáng ngày 28-11 tại các tỉnh miền Trung đã khiến 3 người chết, trong đó Quảng Ngãi 2 người và Bình Định 1 người. 9.523 nhà bị ngập, sập và hư hại. Tổng diện tích lúa bị úng, ngập, đổ là 210 ha và tổng diện tích hoa màu bị ngập, hư hại là 574 ha.

Cô giáo Trường mầm non Xuân Ái kể chuyện truyền thống cho các bé.

YBĐT - Trường Mầm non Xuân Ái, huyện Văn Yên (Yên Bái) có 1 điểm trường chính và 2 điểm lẻ tại thôn Khe Quýt, Nghĩa Xuân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục