“Sữa tươi có đỉa là tin đồn mang tính phá hoại”

  • Cập nhật: Thứ sáu, 12/10/2012 | 8:22:13 AM

Ngày 24/9, Hiệp hội Sữa Việt Nam đã có công văn khẳng định: Thông tin có đỉa trong sữa là tin đồn thất thiệt, nguy hiểm, mang tính phá hoại.

Thông tin thất thiệt về việc có đỉa trong sữa đang gây ảnh hưởng không nhỏ tới thị trường sữa Việt Nam.
Thông tin thất thiệt về việc có đỉa trong sữa đang gây ảnh hưởng không nhỏ tới thị trường sữa Việt Nam.

Vừa qua, trên nhiều trang báo mạng và các diễn đàn xã hội đã đưa tin, trong sữa bò tươi có đỉa và vi sinh vật lạ. Ngay lập tức các nhà khoa học và cơ quan quản lý đã khẳng định, thông tin này là sai sự thật và không có căn cứ khoa học.
 
Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia - đơn vị được Nhà nước giao nhiệm vụ trọng tài quốc gia, chịu trách nhiệm thẩm định và kiểm soát chất lượng thực phẩm trước khi đưa ra thị trường - khẳng định, quy trình sản xuất sữa tươi hiện nay của các doanh nghiệp ở Việt Nam là rất nghiêm ngặt và có sự giám sát của cơ quan quản lý nhà nước, do vậy thông tin trong sữa có đỉa là hoàn toàn không chính xác.
 
“Hiện nay chúng tôi đã nhận được một số mẫu của các Đoàn thanh tra cũng như của các công ty sữa gửi về xét nghiệm. Đến ngày 11/10 chúng tôi cũng đã có kết quả theo đúng công bố về tiêu chuẩn sản phẩm, không có yếu tố về vi sinh vật, kim loại nặng, bào tử nấm”, ông Trịnh Xuân Đà, Viện trưởng viện kiểm nghiệm ATVSTP Quốc gia cho biết.
 
Trước đó, ngày 24/9, Hiệp hội Sữa Việt Nam đã có công văn khẳng định: Thông tin có đỉa trong sữa là tin đồn thất thiệt, nguy hiểm, mang tính phá hoại. Sau đó ngày 27/9, Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) đã có văn bản bác bỏ tin đồn có đỉa xay nhỏ trong sữa đóng hộp, việc có đỉa và sinh vật lạ trong sữa là không thể. Đây cũng là quan điểm của bộ Y tế trước tin đồn này.
 
“Các nhà khoa học trong nước và nước ngoài, các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất sữa, kể cả Hiệp hội Sữa Việt Nam và các cơ quan quản lý, trong đó có cơ quan quản lý thực phẩm đã công bố: Với điều kiện sản xuất như vậy, với nhiệt độ và quy trình sản xuất như vậy thì không thể xuất hiện đỉa trong sản phẩm sữa mà tồn tại được”, ông Nguyễn Thanh Phong, Phó cục trưởng cục ATVSTP, Bộ Y tế nói.
 
Theo Giáo sư Nguyễn Lân Dũng, chuyên gia đầu ngành về sinh học của Việt Nam, đây là thông tin không có chứng cứ khoa học, không được kiểm chứng và được đưa ra vội vã. “Chỉ dựa vào một nguồn thông tin mà nhiều trang mạng và nhiều tờ báo đều đăng tải làm cho dân hoang mang, tôi nghĩ là có hại quá. Thứ nhất là trẻ em không được uống sữa và phải mua sữa bột đắt tiền hơn, còn nhà sản xuất thì điêu đứng không bán được hàng. Các cơ quan chức năng nên sớm trả lời để bà con yên tâm”.
    
Theo báo cáo của Hiệp hội Sữa Việt Nam, hiện nay toàn ngành sữa mới chỉ tự sản xuất và đáp ứng được 24% nhu cầu tiêu dùng trong nước, trong khi phải nhập khẩu tới 76% các sản phẩm sữa từ nước ngoài với kim ngạch nhập khẩu ước khoảng 1 tỷ USD/năm. Hiệp hội khẳng định, các thông tin đồn đại về việc trong sữa có đỉa có nguy cơ khiến cho ngành sữa Việt Nam khó đạt được mục tiêu đáp ứng 40% nhu cầu của thị trường nội địa vào năm 2015.         

(Theo VTV)

Các tin khác

Đây là thông báo ngày 11/10 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Thăm đồng bào dân tộc Khmer ở An Giang dịp lễ Sen Đôn Ta.

Ngày 11/10, đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ do ông Bùi Ngọc Sương, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ làm trưởng đoàn đã đến thăm và tặng quà sư sãi, đồng bào Khmer tại tỉnh Sóc Trăng, nhân dịp lễ Sen Đôn Ta (lễ báo hiếu, cúng ông bà) của đồng bào Khmer Nam Bộ.

Theo nhận định của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, đợt rét đậm đầu tiên, tức là có nhiệt độ trung bình ngày ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ xuống dưới 15 độ C, kéo dài từ 3 ngày trở lên, của vụ đông xuân 2012 – 2013 (từ tháng 11/2012 đến tháng 4/2013) có khả năng xuất hiện muộn hơn so với mức trung bình nhiều năm, khoảng cuối tháng 12 Dương lịch.

YBĐT - Vượt qua nhiều khó khăn, thầy và trò Trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở (PTDTBT THCS) Đại Sơn (huyện Văn Yên) đã duy trì hiệu quả mô hình trường bán trú, giúp các em học sinh vùng cao có điều kiện học tập và tiếp tục theo học ở những cấp học cao hơn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục