Nghịch lý ở một bệnh viện

  • Cập nhật: Thứ sáu, 14/12/2012 | 2:53:08 PM

YBĐT - Bệnh viện Đa khoa huyện Trạm Tấu (Yên Bái) được biết đến như một địa chỉ tin cậy của nhân dân trên địa bàn huyện đến khám, chữa bệnh (KCB). Tuy nhiên, hiện nay Bệnh viện đã xuống cấp nghiêm trọng, nhiều phòng không đáp ứng được nhu cầu, gây nhiều khó khăn trong công tác KCB cho nhân dân.

Máy thở dùng trong các trường hợp phải mổ đến nay đã quá cũ, không đáp ứng được yêu cầu.
Máy thở dùng trong các trường hợp phải mổ đến nay đã quá cũ, không đáp ứng được yêu cầu.

Bệnh viện Đa khoa huyện Trạm Tấu được xây dựng và nâng cấp từ những năm 1990, đến nay bệnh viện có 9 khoa, phòng. Đối với nhiều người dân ở huyện vùng cao này, bệnh viện là nơi họ gửi gắm niềm tin khi đến KCB. Thế nhưng nhiều năm nay ở bệnh viện này đang diễn ra một nghịch lý. Đó là khi Bệnh viện có phòng mổ thì không có bác sỹ và có bác sỹ thì không có phòng mổ. Vì vậy, hơn bốn năm nay, Bệnh viện không mổ được ca nào, cho dù đó là ca đơn giản.

Dẫn chúng tôi xuống xem các khoa, phòng, đặc biệt là phòng mổ, bác sỹ Chuyên khoa I ngoại Giàng A Gì, Phó giám đốc Bệnh viện cho biết: "Phòng mổ của Bệnh viện rộng khoảng 16 m2 và đã xuống cấp. Trời mưa thì nước ngấm chảy thành dòng vào phòng nên không đảm bảo. Hơn nữa, cũng trong thời gian đó, Bệnh viện không có bác sỹ để mổ nên 100% bệnh nhân có dấu hiệu cấp cứu, mổ thì phải chuyển tuyến về Nghĩa Lộ.

Và đến nay, bệnh viện đã có được 1 kíp mổ (1 bác sỹ mổ, 1 bác sỹ gây mê và các trợ lý...) thì phòng mổ đã xuống cấp, các trang thiết bị còn thô sơ (máy thở quá cũ) nên cả ê kíp này vẫn chưa có cơ hội “thử tài"... ông Giàng A Gì cho biết thêm.

Hai bác sỹ là Sùng A Vang (bác sỹ gây mê) và Mùa A Nủ (bác sỹ chuyên khoa) đã có nhiều năm công tác ở đây nhưng chưa một lần cầm dao, kéo phẫu thuật cho bệnh nhân.

Bác sỹ Mù A Nủ buồn bã nói: "Mình về công tác ở đây cũng được hơn 3 năm nhưng vì thiếu trang bị và phòng mổ xuống cấp nên đành phải nhìn bệnh nhân chuyển viện mà trong lòng ngẹn ngào".

Không chỉ cơ sở vật chất xuống cấp mà nhiều trang thiết bị được xem là "chủ lực" của bệnh viện như máy chụp X quang nay cũng đã quá niên hạn sử dụng, vì vậy, chất lượng chẩn đoán bệnh không cao.

Phòng mổ Bệnh viên đã xuống cấp nghiêm trọng, trời mưa nước ngấm chảy vào phòng.

Rồi chuyện máy điện tim được trang bị nhưng vì không có bác sỹ sử dụng nên vẫn chỉ nằm trong hộp. Với những nghịch lý trên mà hàng năm Bệnh viện Đa khoa Trạm Tấu đã "ngậm ngùi" chuyển tuyến cho trên 100 bệnh nhân về Bệnh viện Đa khoa khu vực Nghĩa Lộ để mổ.

Do sự xuống cấp về cơ sở vật chất của Bệnh viện nên nhiều cán bộ đang công tác ở huyện Trạm Tấu không may mắc bệnh phải điều trị nội trú thì hầu như đều xin điều trị ngoại trú hoặc chuyển bệnh viện khác nhưng với người dân nghèo thì chẳng có sự lựa chọn nào khác.

Một cán bộ huyện tâm sự: là cán bộ, công chức, lương chẳng được là bao, thế nhưng khi mình và người nhà đau ốm phải thuê xe đưa xuống Bệnh viện Đa khoa khu vực Nghĩa Lộ để KCB còn ở Bệnh viện Đa khoa Trạm Tấu không đáp ứng được yêu cầu, chúng tôi không an tâm.

Còn chị Hà Thị Luấn, mẹ của cháu Lường Văn Đạt (xã Hát Lừu) bị bệnh tiêu chảy đang điều trị tại Bệnh viện nói: "Điều trị ở đây, cháu được các bác sỹ chăm sóc nhiệt tình, chu đáo nhưng do cơ sở vật chất xuống cấp nên mọi thứ không được như mình nghĩ".

Do cơ sở vật chất và trang thiết bị không đáp ứng với nhu cầu KCB, nhiều phòng làm việc của các bác sỹ chỉ được hơn vài mét vuông, trong khi đó, cán bộ, y, bác sỹ của Bệnh viện cũng không có khoản thu nhập gì khác ngoài lương và chút ít tiền trực. Vì vậy, nhiều bác sỹ đã xin chuyển công tác để có được môi trường làm việc tốt hơn. Từ năm 2009 đến nay đã có 5 bác sỹ chuyển công tác, đây là một thiệt thòi lớn cho bệnh viện và người dân trên địa bàn huyện Trạm Tấu.

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Trạm Tấu có 46 cán bộ và nhân viên, trong đó có 8 bác sỹ trong khi theo quy định, bệnh viện có 50 gường phải có trên 10 bác sỹ. Bác sỹ Giàng A Gì cho biết thêm: "Hiện Bệnh viện còn thiếu bác sỹ chuyên khoa sản, hồi sức cấp cứu, nhi nội... nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc chẩn đoán và chữa bệnh cho nhân dân".

Hơn bao giờ hết, đội ngũ cán bộ, bác sỹ và nhân viên của Bệnh viện Đa khoa huyện Trạm Tấu cần được tăng cường đầu tư trang thiết bị, nâng cấp hoặc xây dựng mới các phòng chức năng, đặc biệt là phòng mổ; tỉnh cần có chính sách ưu đãi để khuyến khích các bác sỹ chuyên khoa về công tác. Có như vậy mới đáp ứng được nhu cầu KCB cho nhân dân, đặc biệt bà con dân tộc thiểu số.

V.T

Các tin khác
Các đồng chí lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và Sở Giáo dục và Đào tạo trao bằng khen của UBND tỉnh cho các cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong công tác khuyến học, khuyến tài, giai đoạn 2009 - 2012.

YBĐT -  Ngày 14/12, Hội Khuyến học tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị biểu dương gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học, cộng đồng khuyến học tỉnh Yên Bái lần thứ II giai đoạn 2009 - 2012.

Đây là thông tin đáng chú ý trong báo cáo Chính phủ vừa gửi tới các ĐBQH về việc triển khai sửa đổi, bổ sung một số chính sách cần thiết để có thể điều chỉnh sớm nhằm khắc phục bất hợp lý trong chính sách tiền lương hiện hành.

Trợ cấp xã hội cho học sinh, sinh viên với mức bằng 50% mức lương tối thiểu hiện hành và cấp đủ 12 tháng trong năm – đó là đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tại dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về trợ cấp xã hội đối với học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

Khẩu hiệu hành động của nhiệm kỳ tới là “Tuổi trẻ Việt Nam xây hoài bão lớn, rèn đức, luyện tài, đoàn kết, sáng tạo, xung kích xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Cùng với đó, Nghị quyết Đại hội Đoàn cũng đặt ra nhiều chỉ tiêu thực hiện công tác thanh niên nhiệm kỳ 2012-1017

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục