Phạm tội vì phát rừng, làm rẫy

  • Cập nhật: Thứ tư, 3/12/2014 | 8:53:11 AM

YBĐT - Theo nội dung Cáo trạng của Viện Kiểm sát huyện Văn Chấn, vào đầu tháng 5/2014, do muốn có nương trồng trọt, Vàng A Sùng sinh năm 1990, trú tại thôn Tập Lăng I, xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn, đã đến khoanh 12, tiểu khu 457 thuộc thôn Giàng B, xã Suối Giàng phát rừng, làm rẫy.

Cần tích cực tuyên truyền Luật Bảo vệ và Phát triển rừng để người dân nâng cao ý thức bảo vệ những cánh rừng nguyên sinh.
(Ảnh: Hồng Duyên)
Cần tích cực tuyên truyền Luật Bảo vệ và Phát triển rừng để người dân nâng cao ý thức bảo vệ những cánh rừng nguyên sinh. (Ảnh: Hồng Duyên)

Vàng A Sùng đã phát tổng cộng 19.000m2 rừng, trong đó, 11.000m2 rừng tự nhiên sản xuất tái sinh, 8.000 m2 rừng tự nhiên sản xuất nguyên sinh với tổng cộng 546 cây gỗ đường kính từ 10cm đến 40cm bằng 72,297m3 gỗ nhóm từ VI đến nhóm VIII và 2.030 cây gỗ có đường kính từ 3cm đến 10 cm, chiều cao từ 6m đến 12 m. Tổng giá trị tài sản thiệt hại trên 152 triệu đồng. Chủ tịch UBND xã Suối Giàng là người đại diện hợp pháp cho chính quyền địa phương đã yêu cầu Vàng A Sùng khôi phục 19.000m2 diện tích rừng đã hủy hoại và bồi thường thiệt hại số cây gỗ đã bị chặt phá.

Tại phiên tòa, luật sư bào chữa đã đề nghị Hội đồng xét xử giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo, do tập quán phát rừng, làm rẫy của người Mông. Gia đình bị cáo đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại và khắc phục hậu quả, trồng lại 19.000m2 rừng, mật độ 2.000 cây/ha với tỷ lệ cây sống 95%, tổng chi phí trồng lại 13 triệu đồng. Hội đồng xét xử nhận định đây là vụ án nghiêm trọng xâm phạm đến tài sản và chế độ quản lý rừng của Nhà nước, đến môi trường sinh thái và gây ra những hậu quả khác cho đời sống xã hội.

Tuy nhiên, bị cáo là người dân tộc Mông, nhận thức pháp luật còn hạn chế, không có đất canh tác nên phạm tội. Bản thân bị cáo và gia đình chấp hành tốt chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân, chưa có tiền án, tiền sự, gia đình bị cáo đã khắc phục hậu qua; Đại diện UBND xã Suối Giàng không yêu bồi thường trách nhiệm dân sự. Vì vậy, căn cứ vào hành vi phạm tội, nhân thân của bị cáo, Hội đồng xét xử quyết định tuyên phạt bị cáo Vàng A Sùng phạm tội hủy hoại rừng, theo Điểm c, Khoản 2, Điều 189, Bộ luật Hình sự xử phạt bị cáo 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách 5 năm, giao cho chính quyền địa phương nơi bị cáo thường trú giám sát, giáo dục.

Qua vụ án này cho thấy, chính quyền địa phương và các ngành chức năng cần tăng cường tuần tra, kiểm soát, bảo vệ rừng; tuyên truyền Luật Bảo vệ và Phát triển rừng đến các tầng lớp nhân dân, đặc biệt vùng đồng bào dân tộc thiểu số để người dân không phát rừng, làm rẫy. Đặc biệt, các địa phương cần có giải pháp phát triển kinh tế, giải quyết tận gốc vấn đề xóa đói, giảm nghèo, thiếu việc làm, thiếu đất sản xuất để người dân sống gần rừng tích cực giữ rừng và sống được nhờ rừng.

Trần Tiến Thành (Tòa án nhân dân huyện Văn Chấn)

Các tin khác
Bị cáo Nguyễn Đức Kiên chào vợ sau khi rời phiên tòa.

Ngày 1.12, HĐXX tập trung thẩm vấn làm rõ về hành vi kinh doanh trái phép của bị cáo Nguyễn Đức Kiên qua việc kinh doanh vàng trái phép và kinh doanh tài chính trái phép thông qua các doanh nghiệp do bị cáo Kiên thành lập.

Trong 3 ngày 27 - 29/11, tại Tòa án nhân dân tỉnh Hòa Bình, Tòa án nhân dân Tối cao mở phiên tòa hình sự phúc thẩm theo đơn kháng án của 13/26 bị cáo trong đường dây mua bán trái phép 1.784 bánh hêrôin liên tỉnh từ Sơn La, Hòa Bình đi tiêu thụ ở Hà Nội và các tỉnh Thái Nguyên, Cao Bằng và Bắc Giang.

Ảnh minh họa.

Cảnh sát toàn cầu tuần qua đã triệt phá một đường dây tội phạm xuyên quốc gia chuyên bán thông tin tài khoản tín dụng và vé máy bay giả trực tuyến, bắt giữ 118 đối tượng tình nghi.

Bị cáo Nguyễn Đức Kiên

Sáng 28-11, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội sẽ xử phúc thẩm vụ bầu Kiên. Dự kiến phiên xét xử kéo dài đến ngày 8-12. Phiên tòa do thẩm phán Đặng Bảo Vĩnh làm chủ tọa.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục