Cảnh giác với chiêu trò lừa đảo giả danh nhân viên công ty điện lực

  • Cập nhật: Thứ ba, 18/5/2021 | 7:45:58 AM

YênBái - Cùng với những chiêu trò như gửi quà, trúng thưởng, giả danh cán bộ điều tra, kiểm sát, tòa án để lừa đảo qua điện thoại hoặc hệ thống mạng xã hội, thời gian gần đây, kẻ xấu đang thực hiện chiêu trò giả danh cán bộ công ty điện lực để lừa đảo hòng chiếm đoạt tiền của nạn nhân trong tài khoản.

Một số thủ đoạn lừa đảo qua mạng Internet
Một số thủ đoạn lừa đảo qua mạng Internet

Thủ đoạn của chúng như sau: điện thoại đổ chuông, đầu số gọi đến thường là hai số 0, nhấn nút nghe, phía bên kia là giọng Nam Bộ nói lịch sự nhưng nhanh, gọn và dứt khoát: Xin lỗi có phải số điện thoại của xxx không ạ?  Thấy đúng tên mình, nạn nhân trả lời: Đúng. Chúng tôi gọi từ tổng đài của Công ty Điện lực thành phố Hồ Chí Minh, anh/chị có làm hợp đồng sử dụng điện kinh doanh, hợp đồng số xxxx (con số chúng bịa ra), hai tháng nay không thanh toán, tổng số tiền là 58 triệu đồng. 

Nạn nhân trả lời: Có sự nhầm lẫn gì không? Nhà tôi ở Yên Bái, có làm hợp đồng mua bán điện với ai đâu! Đối tượng tiếp: Rõ ràng hợp đồng đứng tên anh/chị, vì vậy chúng tôi mời anh/chị tới Phòng Khách hàng của Điện lực thành phố để giải quyết, sau 2 tiếng nữa, nếu anh/chị không đến, chúng tôi sẽ chuyển hồ sơ sang cơ quan Công an. 

Khi thấy nạn nhân tỏ vẻ lo lắng, đề nghị xem xét lại thì đối tượng bắt đầu "mở lối thoát”. Xin hỏi anh/chị có cho ai mượn giấy chứng minh nhân dân, có mua bán hàng trả góp hay sơ hở để mất thông tin cá nhân không? Vậy thì có người giả danh anh/chị tới Điện lực thành phố làm hợp đồng rồi. Để giúp anh/chị giải quyết vụ việc, đề nghị anh /chị cho biết tên, tuổi, địa chỉ, số chứng minh nhân dân, cho biết số tài khoản nhân hàng…. 

Cứ như vậy, đối tượng dẫn dắt "con mồi” làm lộ dần các thông tin cá nhân, mật khẩu tài khoản ngân hàng hoặc hướng dẫn "con mồi” kích chuột vào một đường linh mà chúng gửi đến. Hậu quả là toàn bộ số tiền trong tài khoản ngân hàng của nạn nhân đã tự động chuyển qua tài khoản của kẻ lừa đảo, rất có thể tài khoản đó ở ngân hàng Lào, Campuchia, Trung Quốc… mà cơ quan công an rất khó hoặc không thể điều tra, bắt giữ.

Thực tế, kẻ xấu lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân, đe dọa hòng làm cho nạn nhân hoảng sợ để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Kinh nghiệm khi gặp những cuộc gọi tương tự, chúng ta nên có những cách kiểm chứng như sau: thấy cuộc gọi đến, mở máy nghe trình bày xong, đề nghị được kết nối Zalo để nói chuyện. 

Xin khẳng định, chỉ cần chúng ta nói như vậy, lập tức đối tượng sẽ cúp máy, vì gọi qua Zalo sẽ lộ mặt kẻ lừa đảo. Một cách khác cũng khá giản đơn: khi có cuộc gọi lạ, đầu số gọi đến là hai số 0, nghe chúng trình bày, hỏi mình nhà ở đâu…, ta cứ nói mình là cán bộ công an hoặc bảo chúng rằng cái này mình không hiểu, mời họ trao đổi với con hoặc cháu của mình làm bên công an, viện kiểm sát hoặc nhà báo…, chắc chắn đối tượng sẽ cúp máy luôn. 

Để không mắc bẫy lừa đảo, các cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cần nâng cao cảnh giác, tỉnh táo trước những chiêu trò trên, tốt nhất không nên trả lời cuộc gọi đến mà đầu số có hai chữ số 0 (cuộc gọi quốc tế), nhất là những số lạ và khi mình không quan hệ, không liên lạc với người đang sống ở nước ngoài.

Lê Phiên

Các tin khác
Tuy hình ảnh là hoạt hình nhưng nội dung và tựa đề lại rùng rợn (Ảnh chụp màn hình)

Hình ảnh xuất hiện trong clip dù chỉ là những nhân vật hoạt hình trong một trò chơi nhưng kênh YouTube IMMY TV lại có những tựa đề và câu chuyện kể rùng rợn.

Khuyến nghị từ NCSC sau vụ rao bán 17G dữ liệu thông tin cá nhân của người Việt

Nhận định các thông tin dữ liệu của người 10.000 người Việt bị lộ lọt có thể sẽ bị các đối tượng xấu lợi dụng vào mục đích lừa đảo, quảng cáo, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng Quốc gia vừa đưa ra cảnh báo khẩn với người dùng.

Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao sẽ vào cuộc điều tra thông tin phản ánh hàng ngàn CMND người Việt Nam đang được rao bán.

Đồn Biên phòng cửa khẩu Chi Ma mật phục bắt giữ các đối tượng nhập cảnh trái phép (ảnh minh họa).

Sau một thời gian xác lập, triển khai các biện pháp nghiệp vụ, ngày 15-5, Phòng Phòng chống ma túy và tội phạm, bộ đội biên phòng (BĐBP) Lạng Sơn chủ trì, phối hợp với Đồn Biên phòng cửa khẩu Chi Ma (BĐBP Lạng Sơn), Phòng PA 09 và Phòng PA 01 (Công an tỉnh Lạng Sơn) đấu tranh thành công Chuyên án LS 521p, bắt giữ các đối tượng trong đường dây tổ chức đưa người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục