Đại úy công an lập 47 công ty để buôn lậu

  • Cập nhật: Thứ ba, 22/11/2022 | 1:27:46 PM

Cựu cán bộ Phòng cảnh sát kinh tế Hoàng Duy Tiến, 37 tuổi, bị cáo buộc thành lập 47 công ty để nhập lậu máy móc cũ trị giá hơn 217 tỷ đồng.

Hải quan TP HCM phát hiện container hàng điện máy cũ nát (cấm nhập khẩu), tháng 7/2021.
Hải quan TP HCM phát hiện container hàng điện máy cũ nát (cấm nhập khẩu), tháng 7/2021.

Ngày 22/11, hành vi của Tiến, nguyên cán bộ Đội 7 PC03 Công an TP HCM, được Viện Kiểm sát nêu trong cáo trạng, chuyển hồ sơ qua tòa để xét xử về tội "Buôn lậu" theo khoản 4 Điều 188 Bộ luật Hình sự, khung hình phạt 12-20 năm tù.

Liên quan đến vụ án, Võ Văn Đông, 57 tuổi, nguyên trung tá công an PC03, và 23 người khác bị truy tố với vai trò đồng phạm.

Cáo trạng xác định, trong quá trình công tác, Tiến biết Nhà nước cho phép nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyển sản xuất đã qua sử dụng để phục vụ sản xuất cho chính doanh nghiệp nhập (Quyết định 18 của Thủ tướng). Lợi dụng chính sách này, Tiến thỏa thuận với các chủ hàng nhập thiết bị, máy móc cũ tại Nhật Bản, Trung Quốc về Việt Nam giao lại cho họ mua bán kiếm lời. Chủ hàng phải trả cho Tiến 78-90 triệu đồng tiền phí trên, còn đại úy chịu trách nhiệm lót tay cán bộ kiểm hóa của Hải quan và chi phí khác.

Để thực hiện việc buôn lậu, Tiến thuê nhân viên đứng ra thành lập 47 công ty không hoạt động kinh doanh, chỉ sử dụng pháp nhân để làm thủ tục nhập khẩu, thông quan và giao dịch hàng lậu.

Theo Quyết định 18, doanh nghiệp chỉ được phép nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng không vượt quá 10 năm hoặc phải có văn bản ủy thác nhập khẩu, nếu nhập khẩu theo ủy thác. Để thông qua việc nhập khẩu hàng, thủ tục phải bao gồm các chứng thư giám định kết luận hàng đáp ứng đủ điều kiện. Tuy nhiên, các chủ hàng đều nhập máy móc thiết bị sản xuất trên 10 năm với giá rẻ để bán lại thu lời. Để đủ điều kiện nhập khẩu, Tiến chỉ đạo nhân viên chỉnh sửa năm sản xuất của hàng hóa trên hồ sơ, làm giả, lập khống nhiều giấy tờ.

Cán bộ công an này còn móc nối với Công ty Cổ phần giám định Đại Minh Việt, lập các biên bản giám định hàng hóa, cấp chứng thư có nội dung khống, cung cấp cho Hải quan.

Với sự giúp sức của các bị can là giám đốc, phó giám đốc, trưởng phòng giám định, giám định viên của Công ty Đại Minh Việt, Tiến và đồng phạm đã hợp thức hóa hồ sơ thông quan hàng hóa trót lọt.

Ngày 24/5/2021, hành vi của Tiến bị cảnh sát phát hiện khi đang làm thủ tục nhập lậu 7 container máy móc thiết bị tại cảng Cát Lái. Khám xét thêm các kho hàng ở quận Bình Tân, Bình Thạnh... cảnh sát thu giữ nhiều vật chứng liên quan.

Võ Văn Đông bị cho là người giúp sức tích cực cho Tiến trong việc tiêu thụ hàng nhập lậu. Ngoài ra, ông này còn bị cáo buộc giúp Tiến nhập trót lọt 6 container hàng cũ với tổng trị giá gần một tỷ đồng. Tuy nhiên, quá trình điều tra, ông Đông không thừa nhận hành vi.

Nhà chức trách xác định, từ tháng 9/2019 đến tháng 5/2021, Tiến và đồng phạm đã sử dụng tư cách pháp nhân của 45/47 công ty, mở 1.146 bộ tờ khai hải quan, nhập lậu trót lọt về Việt Nam 1.280 container hàng, với tổng trị giá hơn 217 tỷ đồng. Để che giấu hành vi của mình, mỗi lần thông quan, Tiến chỉ đạo nhân viên sử dụng một pháp nhân công ty khác nhau.

Liên quan đến vụ án, một số cán bộ Đội Thủ tục hàng hóa thuộc Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực I, TP HCM, và các cá nhân khác được cho đã giúp sức cho Tiến và đồng phạm. Cơ quan điều tra đang thu thập chứng cứ, tiếp tục làm rõ để xử lý.

(Theo Vnexpress)

Các tin khác
Đặc điểm dễ dàng nhận biết đối tượng lừa đảo qua điện thoại là: Các đối tượng tự xưng là cán bộ Công an, Tòa án, Viện Kiểm sát, Ngân hàng, Bưu điện và yêu cầu bị hại không được kể câu chuyện

Bộ Công an khuyến cáo, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp cần đề cao cảnh giác khi nhận các cuộc gọi điện thoại từ người lạ, tự xưng là cán bộ các cơ quan nhà nước và các cơ quan tư pháp để thông báo, yêu cầu điều tra vụ án qua điện thoại hoặc giả danh nhân viên một số cơ quan yêu cầu nhận tiền, quà bưu phẩm có giá trị lớn…

Ông Sa hiện làm công chức tại Sở Y tế Cà Mau.

Ông Nguyễn Hoàng Sa, nguyên Phó Giám đốc Sở Y tế Cà Mau đã bị kỷ luật cảnh cáo về mặt Đảng và cả chính quyền. Ông Sa bị kỷ luật vì liên quan đến sai phạm trong công tác đấu thầu thuốc tại Sở Y tế Cà Mau.

Đối tượng Bàn Thị Quý tại cơ quan điều tra.

Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Yên Bái vừa tiến hành xác minh, truy bắt thành công đối tượng Bàn Thị Quý, sinh năm 1973, đăng ký hộ khẩu thường trú tại thôn Trà, xã Đông An, huyện Văn Yên bị truy nã về tội "Đánh bạc".

Người dân cần cảnh giác trước những cuộc điện thoại từ số máy lạ có nội dung liên quan đến pháp luật, ngân hàng... (Nguồn: Internet)

Thời gian gần đây, tội phạm sử dụng công nghệ cao đang có xu hướng gia tăng và hoạt động tinh vi hơn. Lực lượng công an liên tục cảnh báo nhưng nhiều người vẫn trở thành nạn nhân của chúng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục