52 tỉnh thành xuất hiện trò lừa đảo giả danh cảnh sát PCCC

  • Cập nhật: Thứ năm, 16/3/2023 | 7:40:40 AM

Theo thống kê của Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (Bộ Công an), hiện nay, có tới 52 tỉnh thành xuất hiện chiêu trò lừa đảo giả danh cảnh sát phòng cháy, chữa cháy bán tài liệu, yêu cầu tập huấn…

Các đối tượng lừa đảo bán sách, tài liệu PCCC&CNCH. Ảnh minh họa.
Các đối tượng lừa đảo bán sách, tài liệu PCCC&CNCH. Ảnh minh họa.

Ngày 15/3, Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH) thông tin, thời gian vừa qua có tới 52/63 địa phương xảy ra vụ việc nhiều đối tượng giả danh cán bộ cảnh sát PCCC&CNCH liên hệ với các cơ quan, doanh nghiệp, thậm chí đến trực tiếp để lừa đảo bán tài liệu, phương tiện, yêu cầu tổ chức các lớp tập huấn PCCC&CNCH nhằm trục lợi.

"Đây không phải là hình thức lừa đảo mới mà đã xuất hiện nhiều năm nay. Tuy nhiên, một số cơ sở chưa kịp thời nắm bắt thông tin nên đã bị các đối tượng trên lừa đảo” - đại diện Cục Cảnh sát PCCC&CNCH cho biết.

Theo cơ quan chức năng, các đối tượng lừa đảo thường gọi điện đến các đơn vị, cơ sở, doanh nghiệp, người dân… nhất là các cơ sở kinh doanh mới đi vào hoạt động và giới thiệu mình là cán bộ cảnh sát PCCC để yêu cầu làm các giấy tờ liên quan đến công tác PCCC, bán sách, tài liệu, phương tiện, thiết bị giá cao hơn thị trường; mời các cơ sở, doanh nghiệp tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ về PCCC&CNCH và yêu cầu chuyển tiền.

Sau khi sách và tài liệu được gửi tới người mua qua đường bưu chính, người mua phải trả tiền trước khi nhận bưu phẩm. Tuy nhiên, người mua không thể liên lạc với số điện thoại của người gửi sau khi đã thanh toán.

Cục Cảnh sát PCCC&CNCH cho biết, đây là những hành vi vi phạm pháp luật, gây hoang mang, phiền phức cho người dân và các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp làm ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín của lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH.

Do đó, Cục Cảnh sát PCCC&CNCH đề nghị người dân nêu cao cảnh giác, không giao dịch mua bán với các đối tượng này; chia sẻ thông tin về các thủ đoạn lừa đảo cho người thân và cộng đồng, tránh mắc bẫy đối tượng xấu. Khi phát hiện các trường hợp có dấu hiệu lừa đảo cần báo ngay cho cơ quan công an gần nhất.

(Theo TPO)

Các tin khác
Các bị cáo tại tòa.

Bị cáo Trần Mạnh Quân làm giả công văn của công an quận, thu thập dữ liệu của hơn 1.000 số điện thoại để bán kiếm lời.

Mở rộng điều tra vụ án "Đưa hối lộ, môi giới hối lộ, nhận hối lộ, lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, lừa đảo chiếm đoạt tài sản" xảy ra tại Bộ Ngoại giao, Hà Nội và các tỉnh, thành phố; ngày 15/03/2023, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã ra các quyết định tố tụng đối với 09 bị can. Cụ thể:

Bị cáo Lãm có vai trò chủ mưu trong vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản; làm giả giấy tờ, tài liệu của cơ quan, tổ chức; sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức

Sáng 15-3, Tòa án nhân dân TP Đà Nẵng xét xử 10 bị cáo về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; làm giả giấy tờ, tài liệu của cơ quan, tổ chức; sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức.

Ông Nguyễn Ngọc Ánh - Chánh thanh tra tỉnh Lâm Đồng. Ảnh: báo Lâm Đồng

Chánh Thanh tra tỉnh Lâm Đồng - Nguyễn Ngọc Ánh bị khởi tố, bắt tạm giam do có liên quan đến sai phạm trong quá trình chỉ đạo, kết luận thanh tra về những sai phạm trong quản lý, sử dụng đất, giao đất, giao rừng tại dự án trên địa bàn huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục