Cảnh giác tội phạm lợi dụng chủ trương chuẩn hóa thông tin thuê bao để lừa đảo

  • Cập nhật: Thứ năm, 16/3/2023 | 2:04:35 PM

Nhà mạng gửi tin nhắn khách hàng cập nhật thông tin thuê bao trước ngày 25-3

Việc chuẩn hóa thông tin thuê bao là cần thiết, nhưng cần tránh bị tội phạm lừa đảo lợi dụng.
Việc chuẩn hóa thông tin thuê bao là cần thiết, nhưng cần tránh bị tội phạm lừa đảo lợi dụng.

Ngày 16-3, Công an thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng cùng phát đi thông báo khuyến cáo người dân cần cảnh giác tránh bị tội phạm lừa đảo lợi dụng dịp Cục Viễn thông đang triển khai kế hoạch chuẩn hóa thông tin thuê bao điện thoại.

Hiện, cả nước có gần 4 triệu thuê bao có thông tin chưa trùng khớp với dữ liệu dân cư cần phải điều chỉnh. Cục Viễn thông đặt mục tiêu đến ngày 31-3, tất cả thuê bao đang hoạt động phải có thông tin đầy đủ, chính xác. Sau 15 ngày nhận tin nhắn, nếu thuê bao không thực hiện sẽ bị khóa chiều gọi đi.

Đây là chủ trương đúng đắn nhằm giảm thiểu và hạn chế tối đa tình trạng sử dụng tràn lan "sim rác”, "sim không chính chủ” một cách vô tội vạ; đặc biệt, hạn chế việc tội phạm sử dụng số thuê bao di động này dùng công nghệ cao để thực hiện các hành vi phạm tội. 

Tuy nhiên, từ ngày 14-3-2023, trên địa bàn các thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng đã xuất hiện tình trạng tội phạm sử dụng công nghệ cao lợi dụng để thực hiện các cuộc gọi lừa đảo đến người dân với các nội dung như: "Phải phối hợp để đối soát thông tin nếu không sẽ bị khóa sim 2 chiều”, "nếu không hợp tác thì sẽ bị mời lên làm việc tại cơ quan Công an”…


Hướng dẫn chuẩn hóa thông tin thuê bao Vinaphone.

Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng khuyến cáo người dân khi nhận được cuộc gọi với nội dung như đã nêu trên cần bình tĩnh và tắt máy, không cần tiếp tục đối thoại với bọn tội phạm.

Về chuẩn hóa thông tin thuê bao theo yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông là việc đúng đắn, cần làm. Để thực hiện việc này, người dân có thể truy cập các đường dẫn sau đây và làm theo hướng dẫn. 




(Theo HNMO)

Các tin khác
Một cuộc gọi lừa đảo đến phụ huynh thông báo việc con trẻ bị

Lực lượng công an đã phát hiện hành vi phạm tội của các đối tượng chủ động gọi điện thoại trực tiếp cho các bị hại để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Các đối tượng lừa đảo bán sách, tài liệu PCCC&CNCH. Ảnh minh họa.

Theo thống kê của Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (Bộ Công an), hiện nay, có tới 52 tỉnh thành xuất hiện chiêu trò lừa đảo giả danh cảnh sát phòng cháy, chữa cháy bán tài liệu, yêu cầu tập huấn…

Các bị cáo tại tòa.

Bị cáo Trần Mạnh Quân làm giả công văn của công an quận, thu thập dữ liệu của hơn 1.000 số điện thoại để bán kiếm lời.

Mở rộng điều tra vụ án "Đưa hối lộ, môi giới hối lộ, nhận hối lộ, lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, lừa đảo chiếm đoạt tài sản" xảy ra tại Bộ Ngoại giao, Hà Nội và các tỉnh, thành phố; ngày 15/03/2023, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã ra các quyết định tố tụng đối với 09 bị can. Cụ thể:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục