Lãnh đạo Văn phòng SPS Việt Nam - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn khẳng định, việc một số khách hàng Trung Quốc yêu cầu các doanh nghiệp Việt phải trả phí từ 100 - 1.000 USD để đăng ký giấy chứng nhận mã số xuất khẩu sang thị trường này là có dấu hiệu lừa đảo. Tổng cục Hải quan Trung Quốc không yêu cầu về loại giấy tờ này và không thu phí.
|
|
Thời gian gần đây, một số doanh nghiệp xuất khẩu nông sản của Việt Nam nhận được yêu cầu từ phía khách hàng Trung Quốc về giấy chứng nhận đăng ký của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, đăng ký và nộp phí từ 100 - 1.000 USD thông qua 2 trang tin (website): www.gacc.app và www.aqsiq.net.
Trước thông tin này, Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về Vệ sinh Dịch tễ và Kiểm dịch Động thực vật Việt Nam (gọi tắt SPS Việt Nam) khẳng định, Tổng cục Hải quan Trung Quốc không yêu cầu về loại giấy tờ này và quy định thu phí trực tuyến.
Theo đó, 2 website trên có dấu hiệu giả mạo và lừa đảo doanh nghiệp khi sử dụng tên viết tắt tiếng Anh của các cơ quan trực thuộc Tổng cục Hải Quan Trung Quốc trong địa chỉ website.
Theo Văn phòng SPS Việt Nam, việc yêu cầu các doanh nghiệp phải trả phí từ 100 - 1.000 USD để đăng kí giấy tờ chứng nhận mã số xuất khẩu sang Trung Quốc là dấu hiệu lừa đảo.
Ông Ngô Xuân Nam - Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - cho biết, theo quy định của hải quan Trung Quốc và Việt Nam, không có chuyện thu phí về việc cấp mã xuất khẩu và cấp giấy chứng nhận cho doanh nghiệp.
Trong trường hợp nhận có phía khách hàng yêu cầu như vậy có thể liên hệ trực tiếp với cơ quan đầu mối quốc gia là Văn phòng SPS Việt Nam để nhận tư vấn.
"Chúng tôi khuyến cáo các doanh nghiệp cần truy cập các website chính thức của phía Trung Quốc có đuôi ".cn" để kiểm tra kết quả đăng ký, tra cứu thông tin liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu, đồng thời cảnh giác với các yêu cầu bất thường trong quá trình giao thương với đối tác.
Sắp tới, Văn phòng SPS Việt Nam dự kiến xây dựng cổng thông tin sẽ kết nối với các doanh nghiệp thông qua các ứng dụng để cập nhật và có thể tương tác hai chiều", ông Nam cho hay.
(Theo TPO)
Vợ ông Lưu Bình Nhưỡng đã tới Cục Thi hành án dân sự tỉnh Thái Bình nộp 300.000 USD (tương đương hơn 7 tỉ đồng) để khắc phục hậu quả do chồng gây ra.
Tại phiên toà xét xử vụ án “Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á, Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ và các đơn vị liên quan” ngày 5/10, cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết thời gian công tác đã nhận được nhiều Huân, Huy chương, bằng khen, giấy khen; bản thân nhận ra sai lầm và mong được hưởng sự khoan hồng.
Trước câu hỏi của kiểm sát viên về việc tại sao không dùng đúng 200.000 USD giao nộp cơ quan điều tra mà lại dùng tiền VND, bị cáo Chu Ngọc Anh khai có nhờ người nhà tìm chiếc valy đựng tiền này để nộp nhưng không thấy.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa ra các quyết định khởi tố thêm 8 bị can đối trong vụ án xảy ra tại Công ty cổ phần tập đoàn Thái Dương, Công ty cổ phần đất hiếm Việt Nam và các đơn vị có liên quan.