Cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long; Tổng giám đốc Việt Á Phan Quốc Việt cùng 10 bị cáo có kháng cáo sẽ hầu tòa phúc thẩm trong ngày 15/5.
|
Ông Nguyễn Thanh Long và Phan Quốc Việt đều có kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt sau bản án sơ thẩm.
|
Sáng nay 15/5, TAND Cấp cao tại Hà Nội sẽ đưa ra xét xử phúc thẩm với cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long, Tổng giám đốc Việt Á - Phan Quốc Việt cùng 10 bị cáo khác có kháng cáo trong vụ án Việt Á.
Cụ thể, ông Long và Việt có kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Nguyễn Nam Liên (cựu Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính, Bộ Y tế); Phạm Duy Tuyến (cựu Giám đốc CDC tỉnh Hải Dương) kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.
Ba người kháng cáo xin hưởng án treo là Ngụy Thị Hậu (cựu phó phòng Tài chính kế toán, CDC tỉnh Bắc Giang); Trần Thị Hồng (nhân viên Việt Á); Lê Hồng Xuyên (cựu nhân viên CDC tỉnh Bình Dương).
Riêng cựu Phó tổng giám đốc Việt Á Vũ Đình Hiệp, kháng cáo xin đánh giá lại tội danh.
Về mặt dân sự, mẹ và vợ của bị cáo Phan Quốc Việt kháng cáo xin hủy kê biên với 54 sổ tiết kiệm đứng tên họ, tổng trị giá là 432 tỷ đồng. Các sổ tiết kiệm này bị cấp sơ thẩm đánh giá là "tài sản có được từ việc bán kit test xét nghiệm của Việt Á", tuyên tiếp tục kê biên đảm bảo thi hành án.
Tại phiên sơ thẩm, ông Nguyễn Thanh Long bị tuyên phạt 18 năm tù vì nhận hối lộ 2 triệu USD, còn Phan Quốc Việt bị tuyên 29 năm tù về các hành vi Đưa hối lộ và Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.
Cựu Bộ trưởng Chu Ngọc Anh (án sơ thẩm 3 năm tù) và Phạm Xuân Thăng, cựu Bí thư Hải Dương (án sơ thẩm 5 năm tù) không kháng cáo.
Bản án sơ thẩm xác định: Phan Quốc Việt đã thông đồng với các bị cáo thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế và một số cá nhân liên quan biến tài sản của Nhà nước (kit test Covid-19) thành tài sản của công ty, nâng khống giá, vi phạm quy định về đấu thầu, đưa và nhận hối lộ...
Tổng cộng có hơn 4,5 triệu kit test được Công ty Việt Á bán ra, gây thiệt hại 1.235 tỷ đồng, gồm 402 tỷ đồng thuộc về Nhà nước.
(Theo VOV)
Ngày 13/5, Bộ Công an cảnh báo, nhiều trang thông tin mạo danh cổng thông tin điện tử của Bộ để tiếp cận các nạn nhân bị lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của họ.
Mỗi ngày, nhóm đối tượng giả danh nhân viên sàn thương mại điện tử, thực hiện từ 1.500 - 2.000 cuộc gọi nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) cho biết, trong và sau Tết Nguyên đán 2024, tình hình lừa đảo trực tuyến vẫn diễn ra khá phức tạp khi nhiều người dân bị sập bẫy trước những thủ đoạn ngày càng tinh vi của đối tượng lừa đảo.
Dâng thuê 12 đối tượng gọi điện, tiếp cận nhiều người để lừa đảo. Trung binh các đối tượng gọi từ 1.500 – 2.000 cuộc điện thoại một ngày để thực hiện hành vi phạm tội.