Manh mối ban đầu để ''bóc'' đường dây thuốc giả quy mô toàn quốc

  • Cập nhật: Thứ năm, 24/4/2025 | 1:43:46 PM

Từ nguồn tin ban đầu do Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa cung cấp, lực lượng chức năng vào cuộc điều tra, triệt phá thành công đường dây sản xuất, buôn bán thuốc giả quy mô toàn quốc.

Công an Thanh Hóa phá đường dây thuốc giả lớn.
Công an Thanh Hóa phá đường dây thuốc giả lớn.

Ông Đỗ Thái Hòa, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa vừa có báo cáo kết quả công tác phòng, chống thuốc và thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ và thông tin về tình hình điều tra vụ việc thuốc giả do Công an tỉnh Thanh Hóa thực hiện.

Theo đó, năm 2023, ngành y tế phát hiện 6 mẫu nghi ngờ là thuốc giả, đến năm 2024 tiếp tục phát hiện thêm 8 mẫu. Tất cả các mẫu nghi vấn này đều được báo cáo tới Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) và chủ động phối hợp với lực lượng công an để truy vết và điều tra.

Tháng 8 và tháng 11/2024, Trung tâm Kiểm nghiệm Thanh Hóa (Sở Y tế) lấy mẫu và phát hiện hai loại thuốc Cefuroxim 500mg và Cefixim 200mg không đạt yêu cầu định tính, nghi ngờ là thuốc giả. Ngay sau đó, thông tin được chuyển đến cơ quan công an để điều tra.

Dựa trên các manh mối này, Công an tỉnh Thanh Hóa lập chuyên án, đấu tranh và mở rộng điều tra. Sau một thời gian điều tra, lực lượng chức năng khám xét và bắt giữ nhiều đối tượng tại 6 địa điểm trọng yếu ở Hà Nội, Cần Thơ, Bến Tre... Tang vật thu giữ gồm hàng nghìn hộp thuốc giả các loại như Cefuroxim, Cefixim, Augxicine, Panadol Extra, Panactol...

Trước đó, ngành y tế còn phát hiện cơ sở kinh doanh của Dương Thị Oanh (SN 1992, trú tại TP Thanh Hóa) bày bán nhiều thực phẩm bảo vệ sức khỏe không rõ nguồn gốc, cùng với thuốc nghi là giả. Sau khi trích xuất và chuyển giao thông tin, cơ quan công an đã khởi tố bị can đối với Dương Thị Oanh vào ngày 1/4.

Trong thời gian qua, Sở Y tế Thanh Hóa thể hiện vai trò trung tâm trong công tác phối hợp phòng, chống thuốc giả, khi thường xuyên chia sẻ dữ liệu và danh mục thuốc nghi ngờ tới Công an tỉnh và Cục Quản lý Thị trường. Đặc biệt, hai công văn quan trọng được ban hành đầu năm 2025 (số 83/SYT-TTr và 487/SYT-TTr) đã nêu rõ danh sách các loại thuốc giả cần kiểm tra gắt gao như: Tetracyclin TW3, Clorocid TW3, Fugacar, Pharcoter…

Từ những dữ liệu trên, Công an tỉnh Thanh Hóa mở rộng điều tra và thu thập được các chứng cứ quan trọng, dẫn đến việc khám xét khẩn cấp tại 6 điểm thuộc nhiều tỉnh, thành khác nhau, triệt phá đường dây sản xuất và tiêu thụ thuốc giả lớn trên phạm vi toàn quốc.


Các đối tượng cùng tang vật vụ án.

Thông qua công tác nắm tình hình trên không gian mạng, Phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an tỉnh Thanh Hóa phát hiện một nhóm đối tượng nghi vấn đang sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh và thuốc phòng bệnh với nhiều thủ đoạn tinh vi.

Chỉ trong thời gian ngắn sau khi lập án đấu tranh, lực lượng chức năng đã tiến hành khám xét khẩn cấp 6 địa điểm là nơi sản xuất, làm việc và cất giấu hàng hóa của các đối tượng tại TP Hà Nội, TP HCM và các tỉnh: Vĩnh Phúc, Hưng Yên, An Giang, Đồng Tháp.

Theo kết quả điều tra ban đầu, đường dây này do Nguyễn Tiến Đạt (sinh năm 1991, trú tại chung cư Hapulico, quận Thanh Xuân, Hà Nội) cầm đầu. Đạt đã cấu kết với nhóm của Trịnh Doãn Giáo (sinh năm 1985, trú tại quận Bình Tân, TP HCM) đối tượng giữ vai trò cầm đầu trong khâu sản xuất thuốc giả điều trị xương khớp để đầu tư dây chuyền, máy móc sản xuất và nghiên cứu các thành phần của thuốc tân dược.

Qua đấu tranh, các đối tượng khai nhận đã đưa ra thị trường một lượng lớn thuốc giả từ năm 2021 đến thời điểm bị bắt, thu lợi bất chính gần 200 tỷ đồng.

Hiện, Công an tỉnh Thanh Hóa đã ra quyết định khởi tố vụ án và khởi tố bị can đối với 14 đối tượng liên quan đến đường dây sản xuất, buôn bán thuốc giả là thuốc phòng bệnh và thuốc chữa bệnh.

Vụ án đang tiếp tục được điều tra, mở rộng.

(Theo SKĐS)

Các tin khác
Bộ Công an vừa công bố danh sách các sản phẩm đã thu giữ trong vụ án liên quan đến đường dây sản xuất sữa giả.

Bộ Công an vừa công bố danh sách 84 sản phẩm đã thu giữ trong vụ án liên quan đến đường dây sản xuất sữa giả, trong đó có 12 sản phẩm là hàng giả.

Một trong những đối tượng của chuyên án tại cơ quan điều tra.

Ngày 22/4, Công an tỉnh Phú Thọ cho biết, đã ban hành bản kết luận điều tra, chuyển Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh đề nghị truy tố 73 bị can thuộc các tỉnh, thành phố trong cả nước trong chuyên án ma túy có quy mô lớn.

Công an xã Nậm Lành kiểm tra vũ khí giao nộp trước khi bàn giao xử lý.

Nhiều xã vùng cao của huyện Văn Chấn luôn đối mặt với những thách thức trong công tác đảm bảo an ninh trật tự (ANTT), đặc biệt là việc quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ. Tuy nhiên, với sự quyết tâm cao, sự phối hợp chặt chẽ giữa lực lượng công an và chính quyền địa phương, công tác thu hồi, quản lý vũ khí đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần không nhỏ vào việc giữ gìn sự bình yên cho mỗi bản làng.

Lực lượng chức năng kiểm tra cơ sở sản xuất giá đỗ ngâm hóa chất ở thành phố Vinh, Nghệ An

Theo cơ quan điều tra, từ tháng 6/2024 tới thời điểm bị phát hiện, 4 cơ sở đã bán ra thị trường khoảng 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất độc hại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục