Đúc tượng giả thạch cao bằng tiền chất sản xuất ma túy tổng hợp

  • Cập nhật: Thứ năm, 23/10/2008 | 12:00:00 AM

Lực lượng Hải quan Việt Nam vừa phát hiện và bắt giữ bọn tội phạm ma túy sử dụng phương thức mới: vận chuyển hàng trăm kg tiền chất Ephedrine (để sản xuất ra Metamphetamine, một loại ma túy tổng hợp ATS) từ Việt Nam đi Úc bằng cách làm các bức tượng giả thạch cao.

Cảnh sát Úc đã phối hợp với các cơ quan chức năng Việt Nam phát hiện thu giữ 400 kg Ephedrine, lượng tiền chất đủ để sản xuất ra 1,5 triệu viên Methamphetamine. Những thông tin này được Đại tá Trần Trọng Lượng, Chánh văn phòng Thường trực Phòng chống ma túy, Bộ CA đưa ra tại Hội thảo đánh giá, phân loại tiền chất có nguy cơ cao được tổ chức ngày 22/10 tại Hà Nội.

Theo các cơ quan chức năng, bọn tội phạm đã sử dụng một số tiền chất thay thế như Anhydric acetic được thay bằng Acid acetic trong sản xuất heroin từ thuốc phiện, hoặc sử dụng tiền chất Ephedrine, tinh dầu xá xị trộn với một số chất hướng thần như Diazepam (Seduxen), Nimetazepam… để làm giả loại ma túy có lợi nhuận cao, gây nhiều khó khăn cho việc xác định thành phần.

Việc phát hiện ra nguồn tiền chất bị thất thoát với mục đích phi pháp là rất khó khăn, vì đối với một số loại tiền chất bọn tội phạm chỉ cần một lượng rất nhỏ để sản xuất ra một lượng lớn chất ma túy. Ví dụ như 1 kg Acid lyergic đủ để sản xuất 10 triệu liều ma túy tổng hợp dạng LSD (loại ma túy gây ảo giác mạnh) hoặc từ 1 kg Safrole, có thể sản xuất ra hơn 7.000 viên ma túy tổng hợp MDMA, với hàm lượng 30mg/viên.

Đại tá Lượng cho biết, chỉ tính riêng trong 6 tháng đầu năm 2008, cả nước có hơn 300 Cty, đơn vị tham gia hoạt động xuất nhập khẩu tiền chất. Số lượng tiền chất được cấp phép là trên 1,9 triệu tấn và gần 2,5 triệu lít, so với 6 tháng đầu năm 2007 tăng 12%. Bên cạnh đó, việc kinh doanh các loại tiền chất diễn ra rất sôi động.

Cho tới nay, tuy các lực lượng chức năng chưa phát hiện việc thất thoát tiền chất vào sản xuất ma túy bất hợp pháp trong nước, ngòai vụ Trần Kỳ Điền, quốc tịch Đài Loan, cùng đồng bọn sản sxuát 234 kg Methamphetamine vào năm 1995 và vụ Trịnh Nguyên Thủy sản xuất 140 kg heroin – loại ma túy bán tổng hợp từ thuốc phiện bằng cách sử dụng tiền chất Anhydric axetic và các hóa chất khác vào năm 2004, nhưng đã xuất hiện dấu hiệu thu gom tiền chất để buôn bán vận chuyển ra nước ngoài.

Dự báo thời gian tới, ở Việt Nam cũng như các nước trong khu vực và trên thế giới, ma túy tổng hợp sẽ thay thế dần ma túy truyền thống. Tuy nhiên, thực tế quản lý tiền chất ở nước ta còn nhiều lỗ hổng, kiến thức kinh nghiệm về kiểm soát tiền chất của lực lượng chuyên trách còn yếu, thiếu, có nhiều bất cập trước những thủ đoạn vận chuyển, buôn bán các tiền chất của tội phạm ngày càng tinh vi.

 Hiện Việt Nam mới có quy định 42 tiền chất nằm trong danh mục quản lý của Chính phủ nhưng có tới 10 tiền chất còn lại chưa có một cơ quan cụ thể nào kiểm soát. Một mối lo ngại khác là có đến hàng chục loại thuốc được bán tự do trên thị trường có chứa một hàm lượng tiền chất nhất định… Đại diện các Bộ, ngành liên quan tại Hội thảo đã đưa ra nhiều đề xuất nhằm đánh giá, phân loại danh mục 42 tiền chất do Chính phủ quy định để từ đó đề ra biện pháp quản lý, tránh thất thoát vào việc sản xuất ma túy bất hợp pháp.

(Theo HNMĐT)

Các tin khác
Bị cáo Trần Thanh Phong, cựu Phó phòng Tài chính CDC (áo nâu, hàng dưới).

Ông Trần Thanh Phong, cựu Phó phòng Tài chính CDC Bình Dương được hưởng án treo nhưng vẫn kháng cáo và được toà cấp phúc thẩm tuyên miễn trách nhiệm hình sự.

Ông Lê Trường Giang - Giám đốc Khu di tích lịch sử Đền Hùng.

Công an TP Việt Trì, Phú Thọ đã ra quyết định tạm giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với ông Lê Trường Giang - Giám đốc Khu di tích lịch sử Đền Hùng.

Bị cáo Nguyễn Thanh Long (hàng sau) và bị cáo Phạm Duy Tuyến (áo dài tay hàng trước) tại phiên tòa phúc thẩm

Tại phiên toà, cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long thừa nhận hành vi nhận hối lộ 2,25 triệu USD như bản án sơ thẩm cáo buộc, không bào chữa thêm.

Người dân cần liên hệ các kênh thông tin chính thống của BHXH Việt Nam để phòng tránh lừa đảo.

Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cảnh báo người dân về tình trạng có một số đối tượng giả danh người của đơn vị này yêu cầu đồng bộ dữ liệu căn cước công dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục