10 vụ án lớn năm 2008
- Cập nhật: Chủ nhật, 4/1/2009 | 12:00:00 AM
Năm 2008 là một trong những năm có nhiều vụ án gây xôn xao dư luận quần chúng nhân dân. Bên cạnh những vụ án về kinh tế còn có những vụ án mang tính xã hội, sau đây là tổng hợp 10 vụ án lớn trong năm.
Hàng trăm trẻ sơ sinh, bán ra nước ngoài dưới mác cho làm con nuôi.
|
1. Vụ án gây rối ở giáo xứ Thái Hà
Mới đây không lâu, hàng nghìn người bị lôi kéo, kích động tham gia gây rối ở 178 Nguyễn Lương Bằng, Đống Đa, Hà Nội. Ngày 15/8, một số người đến khu đất Công ty cổ phần May Chiến Thắng (phường Ô Chợ Dừa) dùng kìm cắt dây thép gai, cuốc đá, dùng ván gỗ đập phá, đẩy đổ một đoạn tường rào rồi tràn vào khu đất. Sau đó, một số người phát cây cỏ, san phẳng đất, mắc điện, căng lều bạt, dựng dù, cầu nguyện…
Tiếp đó, hàng nghìn người kéo vào khu đất, xuất hiện những người mặc trang phục người Mường, tổ chức đánh cồng chiêng cho một số người cầu nguyện trong khuôn viên khu đất Công ty cổ phần May Chiến Thắng, gây mất ổn định về an ninh trật tự, khiến người dân sống trong khu vực luôn trong tình trạng bất an.
Ngày 8/12, Tòa án Nhân dân quận Đống Đa đưa ra xét xử lưu động vụ án “Gây rối trật tự công cộng”, “Hủy hoại tài sản”, xét các bị cáo hành động do nhận thức hạn chế, hành động trong trạng thái bị kích động, lôi kéo nên Hội đồng xét xử tuyên phạt một bị cáo mức cảnh cáo, 3 bị cáo mức án cải tạo không giam giữ, 4 bị cáo mức án từ 12 đến 15 tháng tù nhưng cho hưởng án treo.
2. Vụ án liên quan đến hai nhà báo viết về vụ PMU18
Ngày 12/5, Cơ quan An ninh điều tra (A24- Bộ Công an) ra quyết định khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với 2 nhà báo Nguyễn Việt Chiến – phóng viên báo Thanh Niên và nhà báo Nguyễn Văn Hải – Phó trưởng Văn phòng đại diện báo Tuổi trẻ tại Hà Nội đã liên quan đến việc đưa tin về vụ án tiêu cực ở Ban Quản lý các dự án giao thông 18 (PMU 18).
Quyết định khởi tố bị can, A24 nhận định 2 nhà báo đã có hành vi lợi dụng nhiệm vụ thu thập thông tin về vụ án “Bùi Quang Hưng và Bùi Tiến Dũng cùng đồng bọn phạm tội tổ chức đánh bạc và đánh bạc”; vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; Đưa nhận hối lộ; Tham ô tài sản tại PMU 18” đang điều tra. Do đó, A24 đã khởi tố nhà báo Nguyễn Văn Hải và Nguyễn Việt Chiến về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” theo Điều 281 BLHS.
Cùng ngày 12/5, Cơ quan An ninh điều tra đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam với thời hạn 4 tháng đối với thượng tá Đinh Văn Huynh – điều tra viên cao cấp, nguyên trưởng phòng 9 Cục CSĐT tội phạm về trật tự xã hội (C14 – Bộ Công an). Thượng tá Đinh Văn Huynh là chỉ huy đơn vị nghiệp vụ trực tiếp điều tra, phá các vụ án nói trên liên quan đến PMU 18.
Tại phiên xét xử, sau đó không lâu nhà Nguyễn Văn Hải (báo Tuổi Trẻ) nhận án 24 tháng cải tạo không giam giữ và được trả quyền công dân ngay tại toà. Cùng bị kết tội lợi dụng quyền tự do dân chủ, Nguyễn Việt Chiến (báo Thanh Niên) chịu mức án 2 năm tù giam.
Ông Phạm Xuân Quắc, nguyên Thiếu tướng cảnh sát đã bị phạt cảnh cáo, còn thuộc cấp của ông, cựu sĩ quan Đinh Văn Huynh cũng phải nhận mức án một năm tù vì cùng tội danh cố ý làm lộ bí mật công tác. Không có bất cứ hình phạt bổ sung nào tuyên thêm với các bị cáo.
3. Vụ án Thiên Lợi Hòa
Sau một tháng đưa ra xét xử từ ngày 5/11 đến 5/12, Tòa án Nhân dân thành phố Lào cai đã đưa ra xét xử phiên hình sự sơ thẩm vụ án buôn lậu hơn 11.000 tấn lá thuốc lá với tổng giá trị hơn 200 tỉ đồng đã tuyên đọc bản án cho 26 bị cáo. Tòa tuyên các bị cáo đã phạm các nhóm tội "buôn lậu", "đưa, nhận hối lộ", "lợi dụng chức vụ quyền hạn cố ý làm trái", "không tố giác tội phạm" và "lừa đảo".
Bản án đã buộc các bị cáo: Nguyễn Thị Ngọc Liên - nguyên Giám đốc Công ty Thiên Lợi Hoà, Nguyễn Huy Tần - nguyên Giám đốc Công ty Thành Sơn - phải chịu trách nhiệm về số lượng lá thuốc lá hơn 11.000 tấn đã buôn lậu qua biên giới và tuyên phạt: Nguyễn Thị Ngọc Liên, 18 năm tù về tội "buôn lậu", 15 năm tù về tội "đưa hối lộ", tổng cộng hình phạt là 30 năm tù.
Nguyễn Huy Tần, 18 năm tù về tội "buôn lậu", 13 năm tù về tội "đưa hối lộ", tổng cộng hình phạt là 30 năm tù. Đồng tội danh "buôn lậu" với các bị cáo: Liên, Tần, HĐXX tuyên phạt Vũ Văn Nguyên - nhân viên Công ty Kim Liên - 9 năm tù; Cao Bá Hậu - nguyên Giám đốc Công ty Kim Liên - 7 năm tù; Phạm Hữu Thơm - nhân viên Công ty Thiên Lợi Hoà - 7 năm tù về tội "buôn lậu", 6 năm tù về tội "đưa hối lộ", tổng cộng hình phạt là 13 năm tù.
Về nhóm tội nhận hối lộ, HĐXX đã tuyên phạt: Phạm Xuân Thường - nguyên Chi cục trưởng Hải quan Bát Xát - 16 năm tù; Khuông Mạnh Hùng - nguyên Chi cục trưởng Hải quan Bát Xát - 15 năm tù; Đỗ Đăng Khoa - nguyên Chi cục phó Hải quan Bát Xát - 7 năm tù; Đinh Bá An - nguyên Cục trưởng Hải quan Lào Cai - 8 năm tù; Lê Minh Tuấn - nguyên cán bộ Hải quan Bát Xát - 4 năm tù; Nguyễn Tiến Binh - nguyên cán bộ Hải quan Bát Xát - 3 năm 6 tháng tù; Vũ Hồng Bình - nguyên cán bộ Hải quan Bát Xát - 3 năm 6 tháng tù; Vũ Ngọc Quân - nguyên cán bộ Hải quan Bát Xát - 4 năm 6 tháng tù.
Cũng bị tuyên phạt tù về tội danh "nhận hối lộ", nhưng được hưởng án treo là những bị cáo nguyên là cán bộ Hải quan Bát Xát như: Nguyễn Văn Du 3 năm tù; Dương Văn Hào 2 năm 6 tháng tù; Trịnh Ngọc Vinh 3 năm tù; Nguyễn Tiến Hùng 4 năm 6 tháng tù; Nguyễn Văn Chinh 3 năm tù; Nguyễn Văn Hưởng 2 năm 5 tháng tù; Nguyễn Đức Nghiên 2 năm tù; Lý Seo Chinh 2 năm tù.
HĐXX cũng tuyên phạt Vũ Văn Khoa - nhân viên Cảng cá Hạ Long - 2 năm tù về tội "đưa hối lộ", nhưng cho hưởng án treo. HĐXX cũng cho rằng trong thời gian giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai phụ trách thương mại, ông Nguyễn Ngọc Kim đã ký 14 văn bản cho phép các Công ty nhập khẩu lá thuốc lá qua các lối mở trái với các quy định của Nhà nước về quản lý biên mậu, vì thế đã tuyên phạt ông Nguyễn Ngọc Kim 3 năm tù về tội "lợi dụng chức vụ quyền hạn cố ý làm trái" nhưng cho hưởng án treo.
Đối với hai bị cáo: Tạ Mạnh Dũng, Đinh Văn Minh (nguyên là cán bộ Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và chức vụ), HĐXX nhận thấy hai bị cáo này không có nhiệm vụ điều tra vụ án buôn lậu tại Cty Thiên Lợi Hoà nhưng đã làm giả hồ sơ, doạ nạt các bị cáo và hứa hẹn chạy tội cho các bị cáo để chiếm đoạt số tiền hơn 1 tỉ đồng nên đã phạm tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản", trong đó Tạ Mạnh Dũng có vai trò cầm đầu, Đinh Văn Minh giữ vai trò giúp sức nên đã tuyên phạt Tạ Mạnh Dũng 12 năm tù, Đinh Văn Minh 5 năm tù.
HĐXX tuyên phạt Nguyễn Xuân Sơn - nguyên cán bộ Công ty Kim Liên - phải chịu mức án 1 năm 16 ngày tù về tội danh "không tố giác tội phạm". HĐXX cũng tuyên trả tự do ngay tại toà cho một số bị cáo, trong đó có nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Nguyễn Ngọc Kim.
4. Vụ nghi án quan chức Việt
Tháng 6/2008, báo chí Nhật Bản đăng tải thông tin quan chức Công ty Tư vấn quốc tế Thái Bình Dương (PCI) thừa nhận hối lộ ông Huỳnh Học Sĩ - Giám đốc Ban quản lý dự án đại lộ Đông Tây của TP.HCM để nhận được hợp đồng tư vấn cho dự án này từ vốn ODA.
Đại lộ Đông Tây được khởi công 31/1/2005, bắt đầu từ quốc lộ 1A huyện Bình Chánh và kết thúc tại xa lộ Hà Nội quận 2, tổng chiều dài toàn tuyến gần 22 km. Dự án có hạng mục hầm Thủ Thiêm vượt sông Sài Gòn lớn nhất Đông Nam Á. Dự án với tổng vốn đầu tư ban đầu gần 10.000 tỷ đồng, trong đó có 6.394 tỷ đồng vay ODA của Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC), số còn lại từ ngân sách thành phố.
Theo thông tin phía Nhật Bản cung cấp, khi thực hiện dự án ở TP HCM, các quan chức công ty PCI đã 2 lần đưa hối lộ cho ông Sĩ, lần đưa thứ nhất vào năm 2003 (600.000 USD) và lần thứ hai vào năm 2006 (220.000 USD).
Sau khi nhận được thông tin từ phía Nhật Bản, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã yêu cầu Bộ Công an điều tra. Ban chuyên án của Bộ Công an đã được thành lập. Ngày 19/11, ông Sĩ đã bị đình chỉ chức Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải kiêm Trưởng ban quản lý dự án đại lộ Đông - Tây. Vụ hối lộ liên quan đến ông Huỳnh Ngọc Sĩ đã chính thức được phía Việt
5. 8,8 tấn cần sa "lọt" vào Việt Nambằng đường biển
Gây chấn động dư luận là vụ phát hiện 8,8 tấn cần sa do Cục cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý phối hợp với lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ninh khám phá ngày 12/5. Số ma túy này được đựng trong 400 thùng các-tông, xếp vào container, đang trên đường vận chuyển từ cảng Chùa Vẽ ra Quảng Ninh thì bị phát hiện, bắt giữ.
Việc tìm thấy hàng tấn ma túy được ép thành bánh với hai loại trọng lượng 2,2 kg và 1,1kg, xếp xen kẽ trong hàng trăm thùng các-tông đựng quần áo cho thấy đây là đường dây buôn bán, vận chuyển ma tuý với số lượng siêu lớn, chứng tỏ bọn tội phạm quốc tế đã nhòm vào nước ta như một điểm trung chuyển ma túy. Quá trình điều tra, cơ quan công an đã tạm giữ 5 người nước ngoài để điều tra làm rõ.
6. Hàng triệu tấn “vàng đen” bị bán ra nước ngoài
Mở màn cho chiến dịch đánh vào hang ổ của bọn buôn lậu than là việc lực lượng bộ đội biên phòng sau hai ngày bắt giữ được 104 tàu chở than lậu với trữ lượng lên đến 100.000 tấn trên đường chạy từ đảo Vân Đồn ra Móng Cái. Những tàu than này chủ yếu không giấy tờ, được hợp lý hóa bằng giấy tờ giả, công ty “ma” nhằm tuồn than, bán ra nước ngoài.
Mở rộng điều tra, bước đầu có 13 vụ án với 64 người bị các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ninh khởi tố về tội danh buôn lậu, tàng trữ vận chuyển, lưu hành giấy tờ giả và lừa đảo. Trong số này có Nguyễn Văn Huấn, Giám đốc Cung ứng tàu biển Cửa Ông; Đỗ Thanh Yên, Giám đốc Cung ứng tàu biển Hòn Gai, cùng hàng chục người nguyên là cán bộ, công nhân viên một số công ty than và giám đốc các doanh nghiệp ở nhiều tỉnh miền Bắc có liên quan đến hoạt động buôn lậu than.
Theo tài liều của cơ quan điều tra, riêng hai công ty cung ứng tàu biển Cửa Ông và Hòn Gai, trong 2 năm với thủ đoạn này, xuất khẩu hơn 1 triệu tấn than.
Ngoài việc “tìm thấy” nhưng hóa đơn được mua bán và sử dụng bất hợp pháp, trước đó, lực lượng liên ngành của tỉnh Quảng Ninh tiến hành kiểm tra, phát hiện 360.000 tấn than không rõ nguồn gốc, có trị giá 120 tỷ đồng, ở khu vực cảng KM 6, thị xã Cẩm Phả.
7. Giả mua vàng, lấy trộm hai viên kim cương
Vụ án khiến người dân sững sờ nhất trong năm là việc mất trộm hai viên kim cương. Người dân đón nhận thông tin với thái độ nghi hoặc bởi suy nghĩ nó chỉ xảy ra ở nước ngoài, do các tên tội phạm tầm cỡ quốc tế gây ra, thế nhưng lại xảy ra ở một cửa hàng có thương hiệu lớn, giữa thanh thiên bạch nhật, có đông người tới giao dịch.
Sự việc xảy ra vào sáng 30/6, tại cửa hàng vàng bạc Bảo Tín Minh Châu, phố Trần Nhân Tông, Hà Nội, hai phụ nữ nói giọng miền Nam vào hỏi mua một chiếc lắc vàng trị giá 20 triệu đồng. Lợi dụng người bán hàng mải tiếp khách, sau khi yêu cầu được xem viên kim cương trị giá 40.000 USD, họ đã "biến mất" cùng món hàng quý giá này.
Trước đó nửa tháng, cửa hàng kinh doanh vàng bạc trên phố Lê Ngọc Hân, Hà Nội bị đánh cắp viên kim cương trị giá 70.000 USD với thủ đoạn tương tự. Sau khi điều tra, ngày 25/11, Công an thành phố Hà Nội bắt vợ chồng Nguyễn Kim Cúc, 38 tuổi và Tống Minh Trí, 37 tuổi; trú tại phường Bình Đông A, quận Bình Tân, TP HCM, thủ phạm gây ra vụ trộm trên. Ngoài Cúc và Trí còn có một kẻ thứ ba nữa là Nguyễn Thị P. Hiện, kẻ này lẩn trốn ở nước ngoài cùng với hai viên kim cương trộm cắp được.
8. Đưa hàng trăm trẻ sơ sinh "xuất ngoại"
Dư luận phẫn nộ khi đường dây đưa trẻ sơ sinh "xuất ngoại" bị lộ tẩy. Sự việc được phát giác tại Trung tâm bảo trợ xã hội huyện Trực Ninh, Nam Định. Chỉ vì tiền, những quan xã đã nhắm mắt làm liều, tạo điều kiện cho những người nắm trọng trách ở trung tâm này “hợp lý hóa” giấy tờ cho hàng trăm đứa trẻ sơ sinh, bán ra nước ngoài dưới mác cho làm con nuôi.
Những người tham gia vào đường dây này đến nay đã bị bắt gồm: Vũ Đình Khản, Giám đốc Trung tâm Bảo trợ xã hội huyện Trực Ninh, “Tổng đạo diễn” của trò “ảo thuật” biến con đẻ thành con rơi; Vũ Văn Kiêm, con trai ông Khản, thủ quỹ Trung tâm bảo trợ xã hội Trực Ninh; Trần Thị Lương, Giám đốc trung tâm nhân đạo Ý Yên cùng 6 trạm trưởng trạm y tế các xã Yên Lương, Yên Tiến, Yên Mỹ đều ở huyện Ý Yên; xã Đại Thắng; xã Liên Bảo đều thuộc huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định và Trần Trọng Lãm ở thành phố Nam Định.
Quá trình điều tra xác định hàng loạt cán bộ xã, trạm trưởng y tế khai được “bồi dưỡng” từ 2 đến 4 triệu đồng cho mỗi lần chuyển một cháu đến Trung tâm, thậm chí chỉ cần ký tên, đóng dấu trên giấy trắng cũng được nhận tiền. Trong số hàng trăm hồ sơ trẻ sơ sinh không rõ nguồn gốc bị làm giả, không ít hồ sơ ra đời bởisự “trợ giúp” tận tình của trưởng, phó công an một số xã ở tỉnh Nam Định.
9. Tân Hoàng Phát, “địa ngục” của gái massage
Dư luận không khỏi phẫn nộ khi ổ tệ nạn trá hình được phát hiện tối 6/12 tại cơ sở massage Tân Hoàng Phát, số 29-31 đường số 4, phường Linh Chiểu, Thủ Đức, TP HCM. Đây được coi là ổ mại dâm được phá lớn nhất trong năm khi lực lượng chức năng bất ngờ ập vào, bắt quả tang 70 cô gái đang “phục vụ” khách. Ngay trong đêm đó, lực lượng chức năng đã giải thoát cho gần một trăm cô gái bị buộc làm việc như nô lệ tình dục tại đây.
Quá trình điều tra được biết đây thực sự là địa ngục trần gian của các cô gái làm nghề massage vì bị bóc lột thậm tệ cả về sức khỏe, tiền bạc lẫn tinh thần. Khi công an ập vào, nhóm cảnh giới của Tân Hoàng Phát chống đối quyết liệt buộc công an phải nổ súng chỉ thiên; có kẻ còn lớn tiếng vu khống “Công an đánh người” rồi thuê người quay phim, chụp ảnh; một số bảo vệ giả vờ say để gây sự, ăn vạ với trinh sát.
Những kẻ bị bắt giữ gồm: vợ chồng chủ cơ sở Phan Cao Trí, 35 tuổi và Phan Hoàng Yến cùng các bảo vệ như: Phan Việt Hậu, 23 tuổi, giám đốc; Phan Quốc Cường, 31 tuổi; Nguyễn Minh Phương, 34 tuổi, cùng là quản lý; Phan Văn Vũ, Lâm Hoàng Đảo, Mai Văn Hậu, Mai Văn Hiền và Nguyễn Trung Thành (cùng là bảo vệ). Cơ quan công an cũng đang làm rõ sự liên đới của một số cán bộ công an trong việc giao cho chủ cơ sở này quản lý hai khẩu súng là công cụ hỗ trợ.
10. Trả giá bằng 6 mạng người vì 10 tấn than
Ngày 15/12 tại khu vực cảng Làng Khánh, thành phố Hạ Long, người dân đã phát hiện 6 nạn nhân bị bắn chết là: Phạm Huy Nam, 33 tuổi, trú tại thôn Chợ; Nguyễn Văn Quân, 17 tuổi, trú tại thôn Đá Trắng, đều thuộc xã Thống Nhất, huyện Hoành Bồ và Đặng Thế Sơn, 29 tuổi, trú tại tổ 46, phường Cẩm Thạch, thị xã Cẩm Phả, Quảng Ninh. Qua điều tra xác định, ngày 25/12, Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết vừa ra lệnh bắt khẩn cấp ba kẻ tham gia gây án trong vụ án hình này.
(Theo VnMedia)
Các tin khác
Ngày 31/12/2008, tại tổ 4, phường La Khê, quận Hà Đông, Hà Nội, Cục Cảnh sát môi trường (C36) phối hợp với Chi cục quản lý thị trường Hà Nội và Phòng Cảnh sát môi trường Hà Nội (PC36) bất ngờ kiểm tra xưởng sản xuất của công ty TNHH nông sản thực phẩm HANOSA, phát hiện 16.000 chai rượu thành phẩm kém chất lượng đã được dán nhãn, mác chuẩn bị xuất xưởng.
Đối tượng đã không làm thủ tục nhập khẩu mẫu vật săn bắn, không có giấy phép nhập khẩu của CITES Việt Nam.
Đội chống buôn lậu, Công an Hà Nội vừa phối hợp với quản lý thị trường bắt khoảng 400kg thuốc tân dược nhập lậu do Trung Quốc sản xuất. 8 loại thuốc trong đó có thuốc bổ, thuốc ho cho trẻ em trị giá trên 300 triệu đồng đã bị bắt giữ.
Ngày 29-12, Công an tỉnh Tiền Giang đã kết thúc điều tra và chuyển toàn bộ hồ sơ sang VKSND tỉnh đề nghị truy tố 4 đối tượng trong đường dây cá độ bóng đá qua mạng internet, bao gồm: Vũ Thanh Minh (ngụ TPHCM), Vũ Hồng Đức (ngụ huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang), Mạch Kim Long và Nguyễn Hoàng Phương (cùng ngụ TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang) về 2 tội “đánh bạc” và “tổ chức đánh bạc”.