Vì sao các vận động viên Olympic hay cắn huy chương?

  • Cập nhật: Chủ nhật, 14/8/2016 | 10:17:09 AM

Đa số các vận động viên (VĐV) tại Olympic Rio 2016 đều cắn vào tấm HC vàng họ giành được, hành động đã diễn ra từ lâu trong lịch sử Thế vận hội cũng như nhiều sự kiện thể thao khác.

Nadal và Marc Lopez cắn chiếc HC vàng đôi nam quần vợt mà họ đoạt được cho Tây Ban Nha.
Nadal và Marc Lopez cắn chiếc HC vàng đôi nam quần vợt mà họ đoạt được cho Tây Ban Nha.

Trao huy chương cho những VĐV giành giải tại các nội dung thi đấu là nghi thức truyền thống bắt buộc. Nhưng đằng sau hành động cắn vào huy chương của các VĐV là không ít lý do mà đến giờ, ngay cả những sử gia Olympic cũng không thể khẳng định đâu là nguyên nhân đích thực.

Có ý kiến cho rằng VĐV muốn dùng răng để kiểm tra vàng thật hay giả. Cao bồi miền Tây nước Mỹ có thói quen cắn vàng để kiểm tra xem đó có phải vàng ròng. Răng người cứng hơn vàng thật, nhưng mềm hơn pyrit sắt (kim loại cũng có màu vàng sáng). Cắn vào vàng sẽ để lại vết răng, trong khi cắn vào kim loại khác có thể khiến người ta mẻ răng.

Nhưng cách lý giải này không có sức thuyết phục cao, bởi HC vàng tại các kỳ Thế vận hội hiện đại từ năm 1912 được làm ra chủ yếu từ bạc với tỷ lệ lên tới 92,5% và chỉ có một lớp vàng mỏng bao phủ bên ngoài hợp chất bạc. Các VĐV tham dự Olympic đều biết rõ HC vàng không được làm từ vàng nguyên chất. HC vàng ở Olympic Rio 2016 được chế tác với thành phần chủ yếu là hợp kim bạc và đồng, còn vàng chỉ chiếm tỷ lệ hơn 1% (có nguồn đưa chính xác là 1,34%).

Lý do có tính thuyết phục cao nhất là thói quen. Khi xem trên truyền hình và báo chí, các VĐV có thể thấy được hình ảnh nhiều VĐV khác cắn huy chương và họ bắt chước theo.

vi-sao-cac-vdv-olympic-hay-can-huy-chuong-1

Mack Horton có thể cắn huy chương vì muốn bắt chước nhiều đàn anh, đàn chị đã làm việc này trước đó.

Và thói quen đó có thể xuất phát từ chính cánh phóng viên tác nghiệp tại những buổi lễ trao huy chương, khi họ đề nghị các VĐV tạo dáng chụp ảnh.

Gần đây Đài truyền hình NBC đã đặt ra câu hỏi về lý do cắn vào HC vàng đối với hai vận động viên Olympic. Cả hai người này đều cho biết rằng các phóng viên ảnh bảo họ làm vậy để chụp lại khoảnh khắc đặc biệt.

CNN trong cuộc phỏng vấn hồi năm 2012 nhân dịp Olympic London cũng tìm được cách lý giải tương tự. Khi đó, ông David Wallechinsky, Chủ tịch Hiệp hội Các sử gia Olympic quốc tế, phát biểu: “Hành động cắn huy chương đã trở thành một nỗi ám ảnh với các phóng viên ảnh. Tôi nghĩ họ coi đó là góc hình biểu tượng của khoảnh khắc hoàn hảo, tạo ra những bức ảnh mà họ có thể bán được. Còn bình thường, tôi không nghĩ các VĐV thích cắn huy chương”.

vi-sao-cac-vdv-olympic-hay-can-huy-chuong-2

Mireia Belmonte Garcia mừng chiếc HC vàng 200m bướm nữ hôm 12/8.

Franck Fife, phóng viên ảnh thể thao của AFP, cũng từng khẳng định hành động cắn huy chương của VĐV chủ yếu xuất phát từ yêu cầu của phóng viên. Ông nói: "VĐV luôn phải làm gì đó với chiếc huy chương của họ để tạo góc hình mà phóng viên cho là ấn tượng”.

(Theo VnExpress)

Các tin khác
Joseph Schooling ở Olympic Rio 2016.

Sáng 13-8, kình ngư người Singapore Joseph Schooling đã đoạt huy chương vàng (HCV) và phá kỷ lục Olympic 2016 sau khi về nhất chung kết bơi 100m bướm với thành tích 50,39 giây.

Nỗ lực của tân HLV Bauza, sang Barcelona gặp trực tiếp Messi và Barca để thuyết phục siêu sao Argentina trở lại, đã cho kết quả như ý.

Tiền đạo 29 tuổi đã hủy bỏ quyết định giã từ sự nghiệp quốc tế, sau khi trao đổi với tân huấn luyện viên (HLV) trưởng đội tuyển quốc gia Edgardo Bauza.

Tính đến 7h10 ngày 13/8, đoàn thể thao Mỹ vẫn vững vàng ở ngôi vị dẫn đầu bảng tổng sắp huy chương Olympic Rio 2016 với 44 huy chương (16 huy chương vàng (HCV), 12 huy chương bạc (HCB) và 16 huy chương đồng (HCĐ).

Nguyễn Thị Huyền sẽ thi đấu ở nội dung 400m và 400m rào nữ.

Tối nay (12/08), điền kinh – một trong những môn thi đấu quan trọng nhất ở mỗi kỳ Thế vận hội sẽ khởi tranh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục