Hôm nay 21-12, Bộ Văn hóa -Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) tổ chức hội nghị định hướng phát triển thể thao thành tích cao đến năm 2030.
|
Thể thao Việt Nam đang cần hướng đi mới
|
Hội nghị có ý nghĩa quan trọng trong việc hoạch định chính sách, tìm giải pháp để giúp thể thao Việt Nam tăng tốc, tiếp cận gần hơn với thể thao đỉnh cao của châu Á và thế giới.
Tại SEA Games 31 năm 2022 trên sân nhà, đoàn thể thao Việt Nam đã bỏ xa các đối thủ khi giành đến 205 HCV và đứng đầu bảng tổng sắp huy chương đại hội. Tháng 5-2023, thể thao Việt Nam giành 136 HCV và tiếp tục đứng đầu SEA Games 32.
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử đoàn thể thao Việt Nam đứng đầu bảng tổng sắp huy chương SEA Games ở một đại hội được tổ chức bên ngoài lãnh thổ Việt Nam.
Trước đà hưng phấn này, người hâm mộ rất hy vọng đoàn thể thao Việt Nam có thể giành thành tích tốt tại Asiad 19 diễn ra tại Hàng Châu (Trung Quốc) vào tháng 9 vừa qua. Kết quả: Việt Nam giành 3 HCV, đứng thứ 6 Đông Nam Á và thứ 21 thế giới.
Việc Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore bỏ xa đã khiến người hâm mộ vô cùng thất vọng. Điều này khiến thể thao Việt Nam phải đặt ra câu hỏi về chính sách phát triển thể thao thành tích cao hiện nay.
Với kinh phí đầu tư cho thể thao thành tích cao năm 2023 là 710 tỉ đồng, số tiền này không đáp ứng được nhu cầu phát triển của thể thao thành tích cao.
Đồng thời hiện nay đang thiếu HLV nội có chuyên môn giỏi, thiếu chuyên gia có trình độ, khoa học kỹ thuật - công nghệ được áp dụng vào trong đào tạo VĐV thành tích cao lạc hậu...
Những khó khăn, bất cập đó dẫn đến thành tích của thể thao đỉnh cao Việt Nam ở đấu trường Asiad, Olympic thiếu bền vững. Mới đây nhất tại Olympic 2020, thể thao Việt Nam cũng ra về tay trắng.
Tại hội nghị, nhiều tham luận, báo cáo khoa học sẽ được trình bày tại hội nghị nhằm tìm ra giải pháp để thúc đẩy thể thao Việt Nam tiếp cận với thể thao đỉnh cao của châu Á và thế giới.
(Theo TTO)
Dùng “trợ lực từ ngoại lực” là điều báo chí và giới chuyên môn Đông Nam Á đề cập nhiều đến việc chuẩn bị của các đội tuyển Đông Nam Á cho vòng chung kết Asian Cup khai diễn vào ngày 12-1-2024 tại Qatar.
Ngày 21.12, Tòa án Công lý châu Âu (CJEU) sẽ ra phán quyết về vụ kiện chống độc quyền của các nhà tổ chức giải Super League với Liên đoàn Bóng đá châu Âu (UEFA) và thế giới (FIFA).
Bóng đá Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục chìm sâu vào bạo lực, khi cầu thủ hai đội Bursaspor và Diyarbakirspor lao vào đánh nhau vào cuối trận, khiến trọng tài phải rút 5 thẻ đỏ.
Các hãng thông tấn Nga đưa tin Liên đoàn Bóng đá Nga (RFU) sẽ chọn ở lại châu Âu. Thời gian tới, họ sẽ nỗ lực cải thiện mối quan hệ với UEFA thay vì tiếp tục kế hoạch "dời nhà" sang châu Á.