Quỹ Vladimir Spivakov - Chắp cánh tài năng âm nhạc

  • Cập nhật: Thứ năm, 22/8/2013 | 1:59:55 PM

Tại liên hoan nghệ thuật “Giai điệu mùa thu 2013”, có một chương trình mang đến nhiều thích thú cho công chúng, đó là phần biểu diễn của 7 tài năng trẻ đến từ Quỹ Vladimir Spivakov.

Chương trình biểu diễn của các tài năng trẻ quỹ Vladimir Spivakov đã mang hai đêm diễn ấn tượng cho khán giả Việt Nam.
Chương trình biểu diễn của các tài năng trẻ quỹ Vladimir Spivakov đã mang hai đêm diễn ấn tượng cho khán giả Việt Nam.

Những tâm hồn Nga

Khi tiếng đàn domra bốn dây lảnh lót cất lên giai điệu Russian Dance của Tchaikovsky, Russian Peddlers của Tsygankov, công chúng cùng Kirill Evstratov mơ màng thả hồn phiêu du trên những núi đồi và thảo nguyên bát ngát. Khi Lev Kaganer múa mười ngón tay thon trên phím accordeon bản Russian Folk Song, khán giả tưởng như lạc vào một đêm trăng sáng vằng vặc, nơi quảng trường trung tâm TP, những chàng trai, cô gái đang đắm đuối trao nhau những ánh mắt tình tứ, rồi cùng nắm tay nhịp chân rộn rã trong vũ điệu mê say. Hồn Nga tràn ngập khán phòng.

Bảy gương mặt trẻ xuất sắc trong các lĩnh vực: piano, violin, flute, accordeon, domra và ballet đã giới thiệu 20 tác phẩm nhỏ và các trích đoạn nổi tiếng đã làm nên hai đêm tôn vinh âm nhạc Nga, văn hóa Nga tại TPHCM trong chương trình Giai điệu mùa thu. Chuyến biểu diễn đầu tiên ở Việt Nam của Quỹ Vladimir Spivakov đã thành công vang dội ấy đến từ một sự tình cờ.

Sinh ra và lớn lên tại Mátxcơva (Nga), hai chị em Trần Diệu Ân (16 tuổi) và Trần Diệu Linh (11 tuổi) bén duyên với cây đàn piano từ 5 tuổi do thừa hưởng năng khiếu và niềm đam mê âm nhạc từ mẹ - chị Trần Thanh Hà. 6 tuổi, Trần Diệu Ân thi đỗ thủ khoa vào Trường Mỹ thuật và âm nhạc Mátxcơva và học trong tám năm. Năm 2010, em thi đậu vào trường âm nhạc tài năng trẻ Gnessin Mátxcơva. Năm 7 tuổi, cô em Trần Diệu Linh cũng thi đậu thủ khoa Trường Mỹ thuật và âm nhạc Mátxcơva và học trong ba năm. Năm 2010, em thi đậu vào Trường Âm nhạc tài năng trẻ Gnessin Mátxcơva. Diệu Ân khoe: “Linh chạy ngón trong những bản tiết tấu nhanh rất giỏi, không bạn nào sánh kịp. Còn Ân thì có thể dạo những bản nhạc chậm mà người nghe không buồn ngủ”.

Diệu Ân có dịp về quê hương biểu diễn lần đầu tiên vào tháng 6 năm 2012 khi là một trong 180 thanh niên Việt Nam đang sinh sống ở nước ngoài được mời về tham dự Trại hè Việt Nam 2012. Diệu Linh trổ tài trong chương trình giao lưu giữa những tài năng trẻ piano người Việt do Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam và Quỹ Con đường hy vọng (Ba Lan) tổ chức. Ấn tượng với tài năng và phong cách biểu diễn của hai em, NSƯT - Giám đốc Nhà hát Giao hưởng - Nhạc vũ - Kịch TPHCM Trần Vương Thạch đã mời Diệu Ân - Diệu Linh về tham dự liên hoan nghệ thuật Giai điệu mùa thu 2013. Đầu năm 2013, hai em vừa vinh dự trở thành thành viên của Quỹ Vladimir Spivakov.

Hơn 10.000 trẻ em hưởng lợi


Tin rằng “cách duy nhất để cứu nhân loại, chính là văn hóa” nên tháng 5-1994, nghệ sĩ violon Vladimir Spivakov, nhạc trưởng và giám đốc âm nhạc của dàn nhạc quốc gia Nga và cũng là giám đốc nghệ thuật của Liên hoan quốc tế Colmar (Pháp), đã thành lập quỹ từ thiện mang tên mình.

Cô bé Sofia Kapralova vừa làm ngỡ ngàng khán giả bằng những màn múa ballet tuyệt vời được các tuyển trạch viên của quỹ phát hiện cách đây bốn năm, trong một cuộc thi múa ballet. Ngay lập tức, cô bé sinh sống tại vùng quê nghèo Rostov đã được quỹ nhận bảo trợ và học múa ballet cổ điển với nghệ sĩ múa T. P. Shishlina. Đến nay, em đã đoạt hơn 20 giải thưởng trong các cuộc thi trên toàn nước Nga.

Chuyện quỹ đón hai chị em Trần Diệu Ân và Trần Diệu Linh cũng rất thú vị. Bà Tatiana Sklovskaya nhớ lại: “Đầu năm 2013, tôi được cha, mẹ của một học sinh kể rằng có hai chị em người Việt Nam bạn của con họ, chơi piano hay lắm. Tôi vội vã hỏi địa chỉ rồi đến gặp ngay. Qua mấy bài kiểm tra, tôi bị chinh phục và lập tức nhận hai em vào quỹ”.

Trở thành thành viên của Quỹ Vladimir Spivakov, các em nhỏ được tặng nhạc cụ, tài trợ học bổng để vào học ở những trường danh tiếng, được tài trợ kinh phí để tham dự các cuộc thi và các chương trình biểu diễn... Diệu Ân và Diệu Linh khoe, tháng 6-2013, các em được quỹ tổ chức biểu diễn ở nhiều nước châu Âu và tuần nào cũng biểu diễn ở các TP của Nga.

Từ khi thành lập đến nay, quỹ đã thu hút được hơn 2.000 trẻ em tham gia các dự án và chương trình, hơn 800 người trong số họ đã giành được giải thưởng trong các cuộc thi và liên hoan nghệ thuật quốc tế. Quỹ đã tặng 472 nhạc cụ để những tài năng trẻ được sống trong đam mê âm nhạc. Hơn 1.500 buổi hòa nhạc đã được quỹ tổ chức tại Nga và một số nước trên thế giới. Ngoài ra, quỹ tài trợ cho 97 ca phẫu thuật phức tạp và sắp xếp kiểm tra sức khỏe toàn diện cũng như chăm sóc sức khỏe cho hơn 200 trẻ em...

(Theo SGGPO)

Các tin khác

YBĐT - Màn đại xòe cổ với sự tham gia của hơn 2.013 nghệ nhân, diễn viên là màn đại xòe lớn nhất ở Việt Nam từ trước đến nay, sẽ được xác lập Kỷ lục Guiness của Việt Nam.

Ảnh minh họa.

Ngày 21-8, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ VH,TT&DL) đã công bố các giải thưởng của cuộc thi ảnh toàn quốc chủ đề "Khám phá văn minh sông Hồng" được phát động từ tháng 3.

Bộ đồng dao 6 cuốn mới phát hành tổng hợp kho tàng đồng dao đa dạng của Việt Nam sẽ giúp cho các em nhỏ hiểu phong phú hơn về thế giới xung quanh.

Lãnh đạo TPHCM, cán bộ lão thành cách mạng tham quan triển lãm chuyên đề về Chủ tịch Tôn Đức Thắng.

Chiều 20-8, Sở VH-TT-DL TPHCM và Bảo tàng Tôn Đức Thắng tổ chức kỷ niệm 125 năm Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20-8-1888 – 20-8-2013) và 25 năm Ngày thành lập Bảo tàng Tôn Đức Thắng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục