“Văn học cổ cận đại Việt Nam” hướng đến giới trẻ

  • Cập nhật: Thứ sáu, 20/9/2013 | 2:21:09 PM

“Văn học cổ cận đại Việt Nam - Từ góc nhìn văn hóa đến các mã nghệ thuật” là một công trình nghiên cứu tầm cỡ có giá trị và ý nghĩa.

Buổi tọa đàm giới thiệu sách “Văn học cổ cận đại Việt Nam – Từ góc nhìn văn hóa đến các mã nghệ thuật” của Giáo sư Nguyễn Huệ Chi đã được diễn ra ngày 19/9 tại Trung tâm văn hóa Pháp, Hà Nội với sự góp mặt của 4 diễn giả: Giáo sư Nguyễn Khắc Phi, Tiến sỹ Đặng Thị Hảo, Giáo sư Nguyễn Huệ Chi và Giáo sư Chu Hảo.

“Văn học cổ cận đại Việt Nam – Từ góc nhìn văn hóa đến các mã nghệ thuật” là chọn tuyển các công trình của Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, do NXB Giáo Dục công bố tháng 4/2013, phản ánh một cách đọc, hiểu và cảm của một người nghiên cứu chuyên sâu văn học Cổ cận đại dân tộc trong 50 năm, được sắp xếp thành bốn phần, bám sát hệ thống tư duy khoa học của tác giả.

Sách dày 1.200 trang, khổ 16x20cm với cấu trúc gồm bốn phần hô ứng chặt chẽ, bám sát hệ thống tư duy khoa học của nhà nghiên cứu: Hai phần đầu, tiếp cận các hiện tượng văn học, từ dạng thức văn bản (thơ, văn) đến gương mặt văn, thi gia, trải dài mười thế kỷ. Phần thứ ba, tiếp cận các tiến trình văn học, theo chiều hướng biến chuyển hết thăng đến giáng của chế độ phong kiến, hoặc thông qua các chuyển động lịch sử bất thường có ảnh hưởng đến tâm lý toàn xã hội như biến cố chống xâm lăng, giải phóng dân tộc, cùng với cả những biến đổi tiệm tiến, sâu xa trong phạm vi vĩ mô của vùng văn hóa Đông Á có tác động nhiều ít đến quan niệm thẩm mỹ chi phối văn học mỗi thời kỳ. Phần thứ tư, tư duy phương Đông và một vài đặc trưng văn học sử, nhấn mạnh tính chất “khu vực” quy định phương thức tư duy nghệ thuật đặt thù của văn học Việt Nam Cổ cận đại trong mười thế kỷ sáng tác văn học.

Phát biểu tại buổi tọa đàm, Giáo sư Nguyễn Huệ Chi – Nguyên Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện Văn học, Trưởng ban Văn học Cổ cận đại và là tác giả của cuốn sách bày tỏ: “Tôi thấy hạnh phúc khi cho ra mắt độc giả một cuốn sách mang nhiều ý nghĩa như vậy. Đó là cuốn sách quý dành cho các nhà nghiên cứu chuyên sâu, các nghiên cứu sinh, sinh viên chuyên ngành về văn học, văn hóa cổ phương Đông, Việt Nam và tất cả những ai yêu thích tìm hiểu truyền thống lâu dài của văn học dân tộc. Tôi hy vọng, qua cuốn sách này, thế hệ trẻ Việt Nam có thể hiểu được rõ hơn về lịch sử nước nhà cũng như quá trình hình thành văn học Cổ cận đại Việt Nam”.

Nhận xét về cuốn sách này, Giáo sư Nguyễn Khắc Phi – Nguyên Tổng biên tập NXB Giáo dục, chuyên gia nghiên cứu văn học Cổ cận đại Trung Quốc cho biết: “Cuốn sách là một công trình nghiên cứu tầm cỡ có giá trị và ý nghĩa về văn học Cổ cận đại Việt Nam. Nó không chỉ cung cấp những tư liệu quý báu, đề ra những lý thuyết, phương pháp, thao tác để tiếp cận văn học một cách có hiệu quả mà nó còn là bài học để thanh niên Việt Nam hiện nay có thể tham khảo và học tập. Cuốn sách nghiên cứu vấn đề xưa nhưng lại được gửi gắm vào thế hệ nay”.

Nguyễn Huệ Chi sinh ngày 14/7/1938 tại làng Ích Hậu, huyện Can Lộc, nay là huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Ông là nhà nghiên cứu văn hóa, văn học Việt Nam Cổ, Trung và Cận đại, nguyên Trưởng ban văn học Việt Nam Cổ cận đại của Viện văn học, nguyên Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện văn học thuộc Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam, là hội viên Hội nhà văn Việt Nam từ năm 1984, Hội viên Hội nhà văn Hà Nội từ năm 2012 với các bút danh Phương Tri, Huệ Chi, Cánh Hồng và Hy Tuệ./.

(Theo VOV)

Các tin khác
Chiếc mũ cổ thời Lê được trang trí các họa tiết hoa văn cầu kỳ.

Bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh vừa phát hiện tại từ đường của một dòng họ ở xã Yên Hồ huyện Đức Thọ đang lưu giữ một chiếc mũ cổ quý hiếm của Quan Võ Đại triều thời Lê.

Ba thí sinh vào chung kết (từ phải sang): Lâm Ngọc Hoa, , Nguyễn Thị Luận và Nguyễn Minh Hải

Tối 19-9, tại Nhà hát Đài Truyền hình TPHCM đã diễn ra đêm chung kết 3 cuộc thi Chuông vàng vọng cổ lần VIII - 2013 với chủ đề Khát vọng xanh (do Đài Truyền hình TPHCM phối hợp cùng Công ty Kiết Tường tổ chức).

Đó là những tác phẩm hội họa nổi tiếng từng bị mất tích, hoặc bị coi như thuộc về những họa sĩ vô danh cho đến khi chúng được phát hiện lại và ra mắt trong sự ngưỡng mộ của công chúng.

Vở kịch "Ngày tưởng niệm" do Hội Việt - Mỹ (thành viên Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị Việt Nam), tổ chức "Sáng kiến trái tim người lính" (SHI) - Mỹ và Nhà hát Tuổi trẻ phối hợp thực hiện, công diễn vào tối 20 và 21-9 tại 11 Ngô Thì Nhậm - Hà Nội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục