Trai làng Thuý Lĩnh mình trần thi vật cầu
- Cập nhật: Thứ năm, 6/2/2014 | 8:03:36 AM
Chiều ngày 5/2 (tức mùng 6 Tết), hàng nghìn người dân và khách thập phương đổ về đình làng Thúy Lĩnh xem hội vật cầu.
|
Vào mỗi mùng 5 và mùng 6 Tết hàng năm, tại làng Thúy Lĩnh (phường Lĩnh Nam, Hoàng Mai, Hà Nội) tưng bừng diễn ra hội vật cầu cổ truyền tại đình làng. Hội vật cầu Thúy Lĩnh nhằm tưởng nhớ công ơn của Linh Lang Đại Vương, tương truyền là hiện thân của Thái tử Hoằng Chân, con trai thứ tư của vua Lý Thánh Tông.
Năm nay, thời tiết ấm áp, ngay từ đầu giờ chiều, thanh niên, trai tráng làng Thúy Lĩnh đã tập trung đông đủ tại sân đình của làng chuẩn bị cho trận tranh cầu đầu năm mới.
Một số hình ảnh hội vật cầu Thúy Lĩnh:
Sân vật cầu được đào sẵn 5 hố, hố ở giữa để đặt cầu khi bắt đầu vào hiệp, 4 hố ở 4 góc sân tương ứng với 4 đội gồm 8 người, cứ 2 người một đội đưa được quả cầu vào hố của mình là được điểm, 3 lần liên tiếp đưa được bóng vào hố của mình là chiến thắng. |
Màn múa lân tưng bừng khai hội |
Mở màn hội vật cầu là màn tranh tài của các em nhỏ từ 7 đến 12 tuổi cùng tranh cướp quả bòng nặng đến vài kg |
Mặc dù còn nhỏ tuổi, nhưng các em vẫn đem đến cho người xem một trận đấu quyết liệt |
Vật vã tranh cầu |
Nỗ lực tranh cướp cầu về hố của đội mình |
Sau chiến thắng ở mỗi hiệp đấu, các em nhỏ được thưởng "nóng" |
Phần hấp dẫn nhất của hội vật cầu là màn tranh tài của các thanh niên trai tráng trong làng. Quả cầu làm bằng gỗ mít được sơn son nặng đến 25kg |
Khi tiếng còi thông báo trận đấu bắt đầu, các đội từ 4 góc sân lao nhanh vào cướp cầu |
Các đấu thủ cùng tìm cách đưa được quả cầu ở trên đầu về mình bằng cách kiễng hoặc nhảy lên cao để đón. |
Mặc dù vấp phải sự tranh giành quyết liệt của đối phương, nhưng các đấu sĩ vẫn quyết tâm không để mất cầu |
Để đưa được cầu vào hố của đội mình, các đấu sĩ vấp phải sự cản trở quyết liệt của đối phương |
Phút nghỉ ngơi sau những pha tranh cầu quyết liệt |
Người dân trong làng thích thú với những màn quyết đấu. Lễ hội Vật cầu đã mang đến không khí phấn khởi, vui tươi cho nhân dân trong những ngày đầu năm mới, bên cạnh đó còn góp phần quan trọng giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa, truyền thống đoàn kết của dân tộc. (Theo VOV) |
Các tin khác
Bộ phim mới của đạo diễn Nguyễn Võ Nghiêm Minh có tên “Nước 2030” sẽ được chiếu khai mạc chương trình Toàn Cảnh, liên hoan phim quốc tế Berlin lần thứ 64.
YBĐT - Mấy người bạn bảo tôi hâm khi biết tôi có một sở thích là nghe hát chầu văn và xem hầu đồng. Ngẫm cũng phải bởi ở tuổi tôi, mọi người thường thích nghe nhạc trẻ, thích xem MV (music video - nhạc hình) lãng mạn của những ca sĩ đẹp trai và xinh gái.
YBĐT - Cùng với người Kinh, đồng bào Cao Lan ăn tết cổ truyền "Kên nen" trùng với dịp tết Nguyên đán. Ngoài những lễ thức và phong tục, tập quán chung của văn hóa Việt Nam, tết "Kên nen" của đồng bào Cao Lan còn có nhiều nét riêng biệt, tạo thành một không gian văn hóa đặc sắc không bị pha lẫn với bất cứ dân tộc nào.
YBĐT - Đồng bào dân tộc thiểu số ở Lục Yên chủ yếu là người Tày, Nùng, Dao. Từ xưa bà con vẫn thường cư trú thành những làng bản khá thuần nhất một dân tộc. Bởi vậy, kiến trúc nhà ở, ngôn ngữ và các loại hình văn hóa dân gian của mỗi tộc người thường giữ được những nét đặc thù riêng. Hơn nữa, văn hóa Tày, Nùng, Dao ở đây mang sắc thái của khu vực Đông Bắc - một trung tâm cư trú lớn nhất của đồng bào Tày, Nùng, Dao ở Việt Nam nên vùng Lục Yên từ lâu cũng được coi là một vùng văn hóa cổ khá đặc sắc.