Ai Cập giới thiệu hai pho tượng Pharaoh khổng lồ
- Cập nhật: Thứ ba, 25/3/2014 | 1:39:53 PM
Ngày 23/3, hai pho tượng khổng lồ của Pharaoh Amenhotep III đã được giới thiệu với công chúng, tại thành phố cổ Luxor (cách thủ đô Cairo gần 800km về phía Nam).
Pho tượng Pharaoh Amenhotep III tại Luxor.
|
Thành phố cổ Luxor hiện đang sở hữu hai pho tượng khổng lồ khác của Memnon, các biểu tượng nổi tiếng của Pharaoh Ai Cập.
Theo các nhà khảo cổ, hai pho tượng khổng lồ này được tạc bằng đá thạch anh đỏ và từng được trưng bày tại đền thờ các Pharaoh, còn được gọi là "đền thờ hàng triệu năm."
Ngôi đền này nổi tiếng bởi hai pho tượng được cho là của Memnon với 3.400 tuổi, tượng trưng cho Amenhotep III.
"Cho đến nay, thế giới mới chỉ biết hai pho tượng khổng lồ của Memnon, bắt đầu từ ngày hôm nay, mọi người sẽ biết bốn pho tượng của Amenhotep III," nhà khảo cổ học Hourig Sourouzian, người phụ trách công tác bảo tồn ngôi đền nói.
Hai pho tượng của Memnon ở tư thế ngồi, tay để trên đầu gối của mình, mỗi năm thu hút hàng nghìn khách du lịch đến Luxor, thành phố-bảo tàng bên bờ sông Nile.
Bà Sourouzian cho biết, trải qua nhiều thế kỷ hai bức tượng mới đã bị hư hại nghiêm trọng “bởi sự tàn phá của thiên nhiên như động đất, lụt lội."
Một trong những bức tượng mới, nặng 250 tấn, tượng trưng Pharaoh ngồi với đôi tay đặt trên đầu gối.
Pharaoh mang vương miện truyền thống với chiều cao 11,5m, trong khi kích thước ban đầu 13,5m và nặng 450 tấn.
Dọc theo bên chân phải của Pharaoh là bức tượng của hoàng hậu Tiy ở tư thế đứng, mang một bộ tóc giả dài và mặc một chiếc áo choàng được chỉnh sửa.
Ngai vàng được trang trí ở cả hai mặt với những cảnh miêu tả sự thống nhất của vùng Thượng và vùng Hạ Ai Cập.
Bức tượng thứ hai của Pharaoh ở tư thế đứng, được đặt tại cửa Bắc của ngôi đền.
Amenhotep III lên ngôi vua khi mới 12 tuổi, khoảng năm 1390 trước Công nguyên. Ông thừa hưởng một đế chế trải dài từ Euphrates tới Sudan, và cai trị hơn 35 năm trước khi truyền ngôi cho con trai mình, Amhénotep IV, được biết đến dưới tên Akhenaten. |
(Theo TTXVN)
Các tin khác
Nhân lễ trao Giải thưởng Văn hóa Phan Châu Trinh lần thứ VII vừa diễn ra tối 24/3 tại Thành phố Hồ Chí Minh, đúng kỷ niệm 88 năm ngày mất nhà chí sỹ Phan Châu Trinh (24/3/1926-24/3/2014) báo điện tửVietnam+ đã có cuộc trao đổi với Giáo sư Chu Hảo - nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Phó Chủ tịch thường trực Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh.
“56 ngày đêm khoét núi ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt” đã làm nên chiến thắng Điện Biên “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Dựng lại hình ảnh về một chiến dịch huyền thoại trong lịch sử dân tộc lại luôn khiến các nhà làm phim Việt “bó tay”.
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam về việc chấp thuận cho tỉnh Bến Tre tổ chức festival dừa Bến Tre lần thứ 4 - năm 2015 với quy mô cấp quốc gia.