Phim Việt ra thế giới

  • Cập nhật: Thứ ba, 20/5/2014 | 1:13:30 PM

Nhiều bộ phim mang đề tài chiến tranh nhưng vẫn đậm chất nhân văn, khát khao hòa bình, đồng thời thể hiện rõ tinh thần bất khuất, kiên cường của dân tộc Việt Nam đã được Cục Điện ảnh, Viện phim Việt Nam phối hợp cùng các cơ quan chức năng tích cực đưa ra nước ngoài trong thời gian qua với nhiều hình thức, nên khán giả nước ngoài có dịp được chứng kiến và hiểu rõ thêm về lịch sử hào hùng của nước ta.

Phim Long Thành cầm giả ca nằm trong nhóm phim truyện được chọn trình chiếu tại Pháp.
Phim Long Thành cầm giả ca nằm trong nhóm phim truyện được chọn trình chiếu tại Pháp.

Ồ ạt ra thế giới

Chẳng hạn như Tuần phim VN tại Lào được tổ chức từ ngày 5 - 11.5 tại thủ đô Viêng Chăn và tỉnh Savannakhet, với 8 phim nổi tiếng về đề tài chiến dịch Điện Biên Phủ, gồm 5 phim truyện: Vợ chồng A Phủ, Lá cờ chuẩn, Hai người mẹ, Điện Biên Phủ, Hoa ban đỏ và 3 phim tài liệu: Điện Biên Phủ, Chiến thắng Điện Biên Phủ, Cột mốc vàng Điện Biên Phủ. Ngoài ra, kênh 1 và 3 Đài truyền hình quốc gia Lào cũng phát sóng rộng rãi các bộ phim giá trị này, giúp đông đảo người dân Lào và cộng đồng bà con Việt kiều tại Lào hiểu hơn về ý nghĩa của chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ, ôn lại truyền thống đoàn kết, tương trợ nhau trong đấu tranh chống thực dân Pháp 1945 - 1954 của hai dân tộc.

Tháng phim Cánh diều vàng cũng sẽ được tổ chức từ 21.5 - 21.6 tại Trung tâm văn hóa VN (Pháp) và rạp Pleiade-Cachan ở ngoại ô Paris có sức chứa gần 200 người, do Trung tâm văn hóa VN tại Pháp phối hợp Hội Điện ảnh VN tổ chức. Sẽ có 3 phim truyện Long Thành cầm giả ca, Những người viết huyền thoại, Thần tượng; 3 phim hoạt hình Xe đẹp, Bò vàng, Khoảng trời; 1 phim tài liệu Có một cơ hội bị bỏ lỡ được trình chiếu nhân dịp này. Để khán giả Pháp hiểu rõ hơn về điện ảnh Việt, một hoạt động giao lưu giữa đoàn nghệ sĩ, đạo diễn phim VN sẽ diễn ra tại đây từ ngày 21 - 31.5.

Cơ hội cho các nhà làm phim trẻ

Bên cạnh các hoạt động điện ảnh chính thống do nhà nước tổ chức, cũng có không ít các bộ phim Việt đi ra nước ngoài qua kênh quảng bá của công ty sản xuất phim tư nhân, hoặc đơn thuần là các cá nhân người Việt hoạt động điện ảnh, nhằm tìm kiếm vị trí và cơ hội trên phim trường thế giới.

Thành công từ những con đường “tự đi” này đã khích lệ không ít các nhà làm phim trẻ trong nước. Phim Mặt trời đen (Black Sun, đạo diễn Trương Quế Chi) vừa đoạt giải đặc biệt của Ban giám khảo tại LHP ngắn quốc tế Oberhausen lần thứ 60 (từ ngày 1 - 6.5) tổ chức tại TP.Oberhausen, Đức với sự tham dự của 440 phim đến từ 66 quốc gia và vùng lãnh thổ, khoảng 19.000 người tham dự. Đây là liên hoan dành riêng cho phim ngắn rất uy tín ở châu Âu và Mặt trời đen dài 13 phút là phim VN duy nhất tham gia tranh giải tại đây. Đạo diễn trẻ Trương Quế Chi sinh năm 1987 tại Hà Nội, hiện theo học cao học nghiên cứu điện ảnh tại ĐH Nouvelle Sorbonne Paris 3.

Được nước ngoài tìm kiếm

Trao đổi với PV Thanh Niên, nhà tuyển phim người Hàn Quốc Pork Rey-cho cho biết nhiều năm qua bà thường xuyên theo dõi chặt chẽ điện ảnh VN qua từng năm và vui mừng nhận thấy phim VN ngày càng đa dạng, trong đó phim giải trí phát triển với cách thức và nội dung khá hấp dẫn. Bà cũng tiết lộ trong những phim giải trí VN năm vừa qua, bà chấm duy nhất Thần tượng (đạo diễn Quang Huy) và sẽ chính thức mời phim này đại diện cho điện ảnh Việt tham gia tranh giải tại LHP quốc tế Gwangju (Gwangju International Film Festival) lần thứ 14, tổ chức tại TP.Gwangju, Hàn Quốc từ ngày 28.8. “VN ngày càng có nhiều phim mới, được thể hiện bằng nhiều hình thức và đề tài phong phú. Bên cạnh phim nghệ thuật có giá trị, điện ảnh VN cũng có nhiều phim thương mại, phim giải trí chất lượng cao, hợp xu thế thời đại, phản ảnh được đúng cuộc sống đương đại hiện nay, đáp ứng nhu cầu thưởng thức của khán giả”, bà Pork Rey - cho nhận xét.

Đài truyền hình NRK (Na Uy) hiện cũng ráo riết tìm kiếm một số phim tài liệu VN để mua, phát sóng trên truyền hình Na Uy. Họ tập trung ưu tiên những bộ phim mang tính giới thiệu, thời sự về VN ở các đề tài về xã hội, văn hóa, du lịch, giáo dục đào tạo, kinh tế, nghệ thuật, đặc biệt là thể hiện được những biến đổi của đất nước từ sau 1975 giữa miền Bắc và miền Nam.

FilmFrasor, một công ty chuyên tổ chức các LHP, và đặc biệt tìm kiếm phim từ các nước châu Phi, Á và Mỹ Latinh cho các LHP hằng năm tại miền nam Na Uy, cũng đang chú ý tìm kiếm phim VN được thể hiện đặc biệt, đề tài mang tính xã hội, hợp thời đại, đậm cá tính đạo diễn. Bi, đừng sợ (đạo diễn Phan Đăng Di) là bộ phim VN cuối cùng mà FilmFrasor tuyển chọn được từ năm 2010 tới nay.

Theo nhà văn Lệ Tân Sitek (Việt kiều sinh sống lâu năm ở Na Uy), phim VN đang được đặc biệt quan tâm, tuyển chọn nhằm chiếu rộng rãi cho công chúng tại trại phim Cinemateket của hãng Na Uy Nosk Film Insntytut. Ngoài ra, nhu cầu tìm kiếm các bộ phim cũ về đề tài lịch sử xưa ở VN cũng được Na Uy đặc biệt quan tâm, nhằm tuyển chọn cho Cinemateka (CLB phim cũ) tại nước này.

(Theo TNO)

Các tin khác

Lần đầu tiên Hội nghị khu vực châu Á Thái Bình Dương của CISAC - một trong những tổ chức bảo vệ bản quyền lớn nhất thế giới được tổ chức tại Hà Nội, từ ngày 19-20/5, với sự tham dự của hơn 20 quốc gia.

Theo Quyết định số 1358/QĐ-BVHTTDL của Bộ VH,TT&DL, Liên hoan Ca trù toàn quốc năm 2014 sẽ được tổ chức vào tháng 8 tại Thủ đô Hà Nội.

Một góc phòng triển lãm.

Chiều 19-5, nhân Kỷ niệm 124 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 – 19-5-2014), Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Lào phối hợp Hội Mỹ thuật Lào và Hội Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh tổ chức triển lãm giao lưu mỹ thuật Việt – Lào.

Mất cân bằng giới tính khi sinh là một vấn đề lớn đối với ngành dân số hiện nay.

Sáng 19/5, tại Hà Nội, Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế) phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Giải báo chí toàn quốc về công tác dân số kế hoạch hóa gia đình năm 2014.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục