Tu bổ tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa tỉnh Yên Bái

  • Cập nhật: Thứ hai, 26/5/2014 | 2:59:01 PM

YBĐT - Trong những năm qua, tỉnh Yên Bái đã có nhiều cố gắng và đạt được những kết quả nhất định trong việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị của các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn. Hiện nay, số di tích được đầu tư tôn tạo bằng nguồn hỗ trợ từ Chương trình Mục tiêu Quốc gia là 10 di tích, với tổng kinh phí là 17 tỷ đồng...

Mộ Nguyễn Thái Học
Mộ Nguyễn Thái Học

Yên Bái là một tỉnh được biết đến có nhiều di tích lịch sử- văn hoá, danh lam thắng cảnh. Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (khóaVIII) của Đảng về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đặc biệt với việc thực hiện hiệu quả Luật Di sản Văn hóa, công tác gìn giữ, bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị của di tích lịch sử ,văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh đã tạo được sự chuyển biến tích cực.

Mỗi thời kỳ lịch sử đều để lại cho tỉnh Yên Bái những di sản văn hóa có giá trị, những kiến trúc nghệ thuật độc đáo gắn với quá trình dựng nước và giữ nước. Tính đến thời điểm hiện tại, tỉnh Yên Bái đã xếp hạng được 63 di tích, trong đó có 13 di tích cấp quốc gia và 49 di tích cấp tỉnh. Từ năm 2001 đến nay, tỉnh Yên Bái có nhiều di tích được trùng tu tôn tạo bằng vốn đầu tư phát triển từ chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa đó là: Di tích Căng và Đồn Nghĩa Lộ, di tích đền Nhược Sơn và 3 di tích cấp Quốc gia được hỗ trợ chống xuống cấp bằng nguồn ngân sách sự nghiệp.

Xác định các di tích lịch sử văn hóa là tài sản vô giá của thế hệ cha ông để lại có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa của dân tộc. Thêm vào đó, nó còn là phương tiện để giới thiệu về hình ảnh địa phương cho các du khách xa gần, tạo tiền đề chiến lược phát triển du lịch góp phần tăng trưởng kinh tế - xã hội của địa phương.

Trong những năm qua, tỉnh Yên Bái đã có nhiều cố gắng và đạt được những kết quả nhất định trong việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị của các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn. Hiện nay, số di tích được đầu tư tôn tạo bằng nguồn hỗ trợ từ Chương trình Mục tiêu Quốc gia là 10 di tích, với tổng kinh phí là 17 tỷ đồng; số di tích được đầu tư tôn tạo bằng nguồn vốn xã hội hóa là 17 di tích, với tổng kinh phí là hơn 25 tỷ đồng; số di tích được đầu tư bằng nguồn vốn địa phương là 3 di tích (Lễ đài Sân vận động, Khu di tích lịch sử Nguyễn Thái Học (TP Yên Bái), Chùa São (huyện Lục Yên), với tổng số kinh phí là 7,3 tỷ.

Năm 2011, UBND tỉnh Yên Bái đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng tuyến đường hai chiều từ quốc lộ 151 vào Đền Ðông Cuông (2,5km) tổng kinh phí 46 tỷ đồng. Các di tích được duy tu, bảo tồn ngày càng khang trang, sạch đẹp hơn và hầu hết vẫn giữ được các giá trị kiến trúc, văn hóa truyền thống của dân tộc.

Nhìn chung các di tích sau khi tôn tạo đã phát huy tốt các giá trị giáo dục truyền thống, khơi dậy niềm tự hào dân tộc, nhiều di tích đã tổ chức được lễ hội hàng năm, thu hút khách du lịch thập phương và nhân dân các dân tộc trong tỉnh tham gia và hoạt động lễ hội. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều di tích đang trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng, nhiều các phế tích, dấu tích chưa được khôi phục lại trong điều kiện nguồn ngân sách của Nhà nước và địa phương dành cho việc bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa còn hạn chế.

Một số địa phương chưa có phương án bảo vệ và kế hoạch bảo tồn, tôn tạo các di tích, phế tích, còn trông chờ vào nguồn hỗ trợ của Nhà nước, chưa chủ động tu bổ, tôn tạo khi di tích bị xuống cấp. Bên cạnh đó, nhiều địa phương còn xảy ra tình trạng Ban quản lý di tích tự động tu sửa, tôn tạo di tích không tuân thủ theo các quy định của cơ quan chuyên môn; tự ý đưa tượng, phật vào chùa, cơi nới, đưa vật liệu hiện đại vào di tích.

Để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, đồng thời để công tác tu bổ, tôn tạo các di tích được thực hiện theo đúng nguyên tắc, theo quy trình và đồng bộ, tỉnh Yên Bái chủ chương tiếp tục xã hội hóa việc bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa, trong đó ưu tiên các di tích lịch sử cách mạng, kháng chiến, di tích khảo cổ học và các di tích có kiến trúc nghệ thuật.

Tuy nhiên, việc bảo tồn, tôn tạo phải không làm biến dạng di tích gốc; kêu gọi, vận động các nhà hảo tâm đầu tư tôn tạo, bảo tồn các di tích. Tỉnh chỉ đạo điều chỉnh những hoạt động tự phát ở các địa phương cho phù hợp với quy chế bảo tồn, tôn tạo các di tích văn hóa; tuyên truyền pháp luật cho người dân, đặc biệt là các sư thầy trụ trì, các chư vãi, phật tử hiểu rõ về việc tham gia quản lý các di tích, bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa theo đúng hướng dẫn của cơ quan chuyên môn và các quy định của pháp luật; nhắc nhở, xử lý nghiêm những hành vi cố ý vi phạm di tích lịch sử văn hóa; tăng cường kiểm tra hoạt động bảo quản, tu bổ, tôn tạo, phục hồi di tích cũng như phát huy trách nhiệm giám sát của các đơn vị chức năng để kịp thời phát hiện, điều chỉnh những sai sót trong quá trình thực hiện.

Hải Hà

Các tin khác
Hoạt động văn hóa nghệ thuật trong tuần lễ văn hóa, thể thao, du lịch Danh thắng ruộng bậc thang Mù Cang Chải.

YBĐT - Trên 90% dân số là người Mông nên Mù Cang Chải được biết đến với đặc trưng văn hóa Mông, làm nên nét riêng có của huyện vùng cao này. Trong quá trình phát triển của xã hội hiện đại, đồng bào Mông ở Mù Cang Chải đã không ngừng hội nhập, tiếp thu có chọn lọc những giá trị văn hóa tiên tiến để tồn tại và phát triển.

Nhạc sỹ nổi tiếng đề xuất cần nghiên cứu có bản Quốc ca cử âm vừa để tất cả mọi người có thể hát mà không thấy khó ở những nốt nhạc cao.

Đạo diễn Nuri Bilge Ceylan (giữa) nhận Càng cọ vàng từ tay đạo diễn Quentin Tarantino và nữ diễn viên Uma Thurman.

"Winter Sleep" (Tạm dịch: Ngủ đông), bộ phim tâm lý của đạo diễn Thổ Nhĩ Kỳ Nuri Bilge Ceylan đã vượt qua nhiều "đối thủ" để giành giải Cành cọ Vàng, giải thưởng cao nhất trong Liên hoan phim Cannes 2014.

Đêm chung kết Hoa hậu Đại dương.

Giải thưởng dành cho hoa hậu Đại dương Đặng Thu Thảo là 200 triệu đồng tiền mặt, vương miện và nhiều vật phẩm có giá trị khác

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục