Nghệ thuật bài Chòi Phú Yên là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

  • Cập nhật: Thứ bảy, 22/11/2014 | 6:59:44 AM

Ngày 21/11, Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Yên tổ chức đón Bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Nghệ thuật bài Chòi Phú Yên.”

Đại diện Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch trao Bằng công nhận Di sản cho tỉnh Phú Yên.
Đại diện Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch trao Bằng công nhận Di sản cho tỉnh Phú Yên.

Bài Chòi là loại hình nghệ thuật gắn liền với người dân lao động được lưu truyền hàng trăm năm nay. Đây là loại hình nghệ thuật dân gian tổng hợp các thể thơ, nhạc, hát, diễn xướng đặc sắc và sinh động.

Do xuất phát từ những người dân lao động nên các câu hát, câu hô trong bài Chòi thường được đặt theo thể lục bát giàu tính truyền cảm, dễ nhớ. Qua đó, người dân có thể gửi gắm tình cảm, tâm tư nguyện vọng của mình trong từng câu hát.

Trong các dịp Tết, lễ hội truyền thống, các địa phương trong tỉnh đều tổ chức hát bài Chòi để người dân tham gia sinh hoạt, diễn xướng.

Ngoài ra, tại một số điểm tham quan du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Yên còn tổ chức hát bài Chòi phục vụ khách du lịch; đồng thời, coi đây là một sản phẩm du lịch độc đáo của địa phương.

Trước tình trạng thế hệ trẻ đang ngày càng xa rời nghệ thuật dân gian bài Chòi, tỉnh Phú Yên đã có nhiều giải pháp để bảo tồn môn nghệ thuật dân gian đặc sắc này như lập các Câu lạc bộ bài Chòi ở các địa phương, đưa vào giảng dạy trong các trường học, có chính sách đãi ngộ đối với những nghệ nhân bài Chòi, tổ chức tuyên truyền trong cộng đồng cùng chung tay bảo tồn nghệ thuật bài Chòi...

Trong dịp này, ngoài tỉnh Phú Yên còn có hai tỉnh là Quảng Nam, Bình Định được đón nhận vinh dự này. Đồng thời, Phú Yên cũng là địa phương tham gia hoàn thiện hồ sơ trình UNESCO công nhận “Nghệ thuật bài Chòi miền Trung” là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

(Theo TTXVN)

Các tin khác

YBĐT - Sau mùa gặt, những làn sương mỏng hòa quyện vào cái se lạnh của thu làm cho cảnh sắc Tú Lệ (Văn Chấn) mang sắc màu mới. Đứng trên cung đường quốc lộ 32 đoạn Tú Lệ - Mù Cang Chải, phóng tầm mắt xuống thung vàng vựa lúa, một "bức họa" ruộng bậc thang vẫn quyến rũ đến mê đắm lòng người…

Đây là sân khấu hoành tráng nhất trong lịch sử các cuộc thi Hoa hậu Việt Nam.

Bên cạnh các phần thi truyền thống cùng chương trình nghệ thuật đặc sắc sẽ được diễn ra trên sân khấu hoành tráng nhất trong lịch sử các cuộc thi Hoa hậu Việt Nam.

Tiết mục múa khăn của phụ nữ Thái xã Thanh Lương, huyện Văn Chấn.

YBĐT - Mỗi dân tộc có một bản sắc văn hoá riêng, việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp phụ thuộc vào chính những con người trong “cộng đồng riêng” đó. Đối với người Thái vùng Mường Lò, từ lâu, việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc đã trở thành nét đẹp văn hoá và những người đã góp phần làm nên nét đặc trưng đó chính là những người phụ nữ.

YBĐT - Bài nghiên cứu "Tiếng hát làm dâu" của dân tộc Mông do tác giả Trần Vân Hạc viết, đăng trên Tạp chí Văn nghệ Yên Bái số 184 (tháng 10/2014), giới thiệu về bản dịch "Tiếng hát làm dâu" dân tộc Mông sang thể thơ song thất lục bát của dịch giả, nhà thơ Nguyễn Khôi, in trong tập "Út Ỏ về Kinh", Nhà xuất bản Kim Đồng, năm 2002.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục