Bảo tàng Văn học Việt Nam chính thức hoạt động
- Cập nhật: Thứ sáu, 26/6/2015 | 2:32:10 PM
Bảo tàng Văn học Việt Nam (ngõ 275, đường Âu Cơ, Hà Nội) chính thức khai mạc vào sáng nay (26-6) và chính thức phục vụ bạn đọc cả nước.
Góc trưng bày của nhà văn Nam Cao
|
Bảo tàng Văn học Việt Nam trực thuộc Hội Nhà văn Việt Nam, được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thành lập từ năm 2011. Bảo tàng có chức năng sưu tầm, bảo quản, nghiên cứu, trưng bày, giới thiệu các di sản văn hóa, phản ánh quá trình hình thành và phát triển của văn học Việt Nam.
Nằm trên mảnh đất trước kia là Trường Viết văn Quảng Bá thuộc Hội Nhà văn Việt Nam, Bảo tàng Văn học Việt Nam được xây dựng khá bề thế trên diện tích 3.600m2 diện với 3 tầng trưng bày chính nhằm cho công chúng cái nhìn khái quát nhất lịch sử văn học Việt Nam qua các thời kỳ và chân dung, tác phẩm của các nhà văn Việt Nam.
Tầng 1: Trưng bày văn học cổ - trung đại Việt Nam (từ thế kỷ 10 đến cuối thế kỷ 19). Tại đây, người xem có thể chiêm ngưỡng nhiều bút tích văn học cổ. Ngoài ra, trong khuôn viên của tầng 1 còn trưng bày nhiều mô hình, mô phỏng cảnh lều chõng đi thi của các sĩ tử thời xưa, cảnh đèn sách một thời.
Tầng 2: Trưng bày, giới thiệu các nhà văn đoạt giải thưởng Hồ Chí Minh. Tại đây, độc giả có thể xem những hiện vật, tác phẩm nổi bật của hơn 30/44 các nhà văn từng đoạt giải thưởng Hồ Chí Minh như: Nguyễn Huy Tưởng, Nam Cao, Tô Hoài, Ngô Tất Tố, Nguyễn Tuân... Bên cạnh đó, ở tầng trưng bày này còn mô hình khắc họa “Không gian văn hóa xóm Chòi”, nơi Hội Văn nghệ Việt Nam đóng trụ sở làm việc trong kháng chiến chống Pháp.
Gia đình nhà văn Nguyễn Huy Tưởng tại gian trưng bày của nhà văn tại Bảo tàng Văn học Việt Nam. Tai đây độc giả không chỉ được xem lại nhiều tác phẩm giá trị của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng mà còn thấy nhiều kỷ vật của nhà văn, như chiếc áo complet được nhà văn mặc trong nhiều sự kiện quan trọng và chiếc kệ sách gỗ được gia đình gìn giữ nhiều năm nay.
Tầng 3, Trưng bày, giới thiệu các nhà văn đoạt giải thưởng Nhà nước, các kỳ đại hội của Hội Nhà văn Việt Nam.
Tại buổi khai mạc, trao đổi với báo chí ông Nguyễn Thanh Minh, Phó giám đốc Bảo tàng Văn học Việt Nam cho biết, văn học Việt Nam có bề dày lịch sử với khối lượng và số lượng tác giả, tác phẩm khổng lồ mà đến giờ chúng ta mới có Bảo tàng Văn học Việt Nam là hơi muộn. Việc thành lập Bảo tàng Văn học Việt Nam là mong mỏi từ lâu của các thế hệ nhà văn, nhằm lưu trữ, cung cấp thông tin chuẩn xác nhất cho bạn đọc về một nền văn học đồ sộ của nước nhà.
Ông Nguyễn Thanh Minh cho biết thêm, khó khăn của việc trưng bày tại Bảo tàng là nhân sự của Bảo tàng còn mỏng, chỉ hơn 10 thành viên trong khi các nhà văn Việt Nam lại rải rác khắp cả nước, việc sưu tầm, tập hợp hiện vật, các tác phẩm của các nhà văn để trưng bày trong bảo tàng vì thế khá công phu và gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa, diện tích trưng bày của bảo tàng vẫn là nhỏ so với số lượng và bề dày của nền văn học Việt Nam. Vì lẽ đó, có rất nhiều nhà văn Việt Nam vẫn chưa thu thập đủ tư liệu để đưa vào bảo tàng.
Mặc dù đã cố gắng dành diện tích trưng bày cho các nhà văn trẻ thuộc văn học hiện đại nhưng diện tích trưng bày vẫn chưa đủ đáp ứng được so với số lượng đông đảo của các nhà văn hiện nay. Hiện nay mới chỉ có một số nhà văn trẻ tiêu biểu xuất hiện trong trưng bày của Bảo tàng như nhà văn Nguyễn Ngọc Tư…
Ngoài việc trưng bày tư liệu, bản thảo, bút tích, đồ dùng của các thế hệ nhà văn; các tác phẩm in lần đầu hoặc được tái bản nhiều lần; kho tư liệu hình ảnh, tiếng nói của các nhà văn; tượng các nhà văn..., Bảo tàng còn lắp đặt hệ thống máy tính, máy chiếu hiện đại của Nhật Bản để người đọc có thể dễ dàng tra cứu thêm thông tin.
Trong ngày khai mạc Bảo tàng Văn học Việt Nam, nhiều nhà văn, thân nhân các nhà văn quá cố cũng có mặt và bày tỏ niềm vui trước sự kiện này. Ông Nguyễn Huy Thắng, con trai nhà văn Nguyễn Huy Tưởng cho biết, gia đình nhà văn Nguyễn Huy Tưởng rất vui và cảm động, vì những kỷ vật của cha, ông như cuốn sách nổi tiếng của nhà văn (Lũy Hoa, Sống mãi với Thủ đô, Đêm hội Long Trì…), hay bộ complet mà nhà văn Nguyễn Huy Tưởng hỏi xin vợ một lạng vàng để may vào năm tiếp quản Thủ đô được đặt trong không gian trang trọng của Bảo tàng Văn học Việt Nam có thể ít nhiều cung cấp cho bạn đọc những thông tin cơ bản, giản dị nhất về chân dung, cuộc sống bình dị của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng.
Tuy vẫn có một số chú thích trong một vài bức ảnh của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng chưa thật chuẩn xác, hay giá như tác phẩm “để đời” của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng – “Vũ Như Tô” được đặt ở một vị trí xứng đáng hơn nữa… nhưng về cơ bản, Bảo tàng Văn học Việt Nam đã mang đến cho người xem một cái nhìn khái quát nhất về các nhà văn Việt Nam qua các thời đại.
(Theo HNMO)
Các tin khác
Nối tiếp thành công của mùa thi đầu tiên, cuối tuần này, chương trình Bước nhảy hoàn vũ nhí sẽ chính thức trở lại mùa thi thứ 2 với nhiều bất ngờ mới, nhằm tìm ra các tài năng vũ đạo nhí xuất sắc. Cuộc thi cũng sẽ mang đến cho các bé giỏi về nhảy, múa một mùa hè ý nghĩa và sôi động với sân chơi bổ ích.
Nhà văn, nhà biên kịch trẻ thuộc thế hệ 8X Huệ Ninh khiến nhiều bạn đọc ngỡ ngàng khi cô cho ra mắt bộ tiểu thuyết “Cây nước mắt” có khối kiến thức đồ sộ về một thời kỳ Pháp thuộc ở những đồn điền cao su miền Nam. Đây cũng là cuốn tiểu thuyết đã được chuyển thể thành phim truyền hình dài 35 tập và từng được giải A của Hội Điện ảnh Việt Nam.
Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống ngành văn hóa, Bộ Văn hóa -Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) cho phép các bảo tàng, khu di tích miễn phí vé cho du khách đến tham quan từ ngày 25-28/8/2015.
Khán giả Việt Nam đang “sốc” trước bộ phim truyền hình Ấn Độ dài gần 2.000 tập, lên sóng Ấn Độ suốt gần 7 năm. Nhưng “Cô dâu 8 tuổi” sẽ trở nên nhỏ bé trước những loạt phim truyền hình lên sóng suốt hơn nửa thế kỷ với cả… chục ngàn tập.